Đề thi cuối kì 2 Địa lí 11 CTST: Đề tham khảo số 1

Trọn bộ đề thi cuối kì 2 Địa lí 11 CTST: Đề tham khảo số 1 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI CUỐI KÌ 2 ĐỊA LÝ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO ĐỀ 1

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

Câu 1 (0,25 điểm). Sau Chiến tranh thế giới thứ hai năm 1952, nền kinh tế Nhật Bản:

  • A. bị tàn phá nặng nề.      
  • B. trở thành cường quốc hàng đầu thế giới.   
  • C. tăng trưởng và phát triển nhanh.    
  • D. được đầu tư phát triển mạnh.  

Câu 2 (0,25 điểm). Nhật Bản tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao là do:

  • A. Tiết kiệm nguyên liệu, lợi nhuận cao.  
  • B. Có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.   
  • C. Có nguồn lao động dồi dào.
  • D. Không nhập khẩu được các sản phẩm chất lượng cao.           

Câu 3 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây không đúng với đặc điểm ngành nông nghiệp Nhật Bản?

  • A. Nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu GDP.      
  • B. Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là các trang trại có quy mô lớn.
  • C. Nông nghiệp phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao.   
  • D. Sử dụng ít lao động, đạt năng suất và chất lượng cao.    

                                Cho bảng số liệu – Sử dụng trong câu 4 và câu 5

Trị giá xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, cán cân thương mại

của Nhật Bản, giai đoạn 2000 – 2020.

(Đơn vị: tỉ USD)

Năm20002005201020152020
Xuất khẩu519,9667,5859,2775,0785,4
Nhập khẩu452,1599,8782,1799,7786,2
Cán cân thương mại67,867,777,1 -24,7 -0,8

(Nguồn: WB,2021)

Câu 4 (0,25 điểm). Tỷ trọng giá trị xuất khẩu năm 2020 đạt:

  • A. 50,0%.    
  • B. 49,2%.  
  • C. 52,7%.  
  • D. 52,5%      

Câu 5 (0,25 điểm). Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây đúng về giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 2000 - 2010?

  • A. Xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm.        
  • B. Xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng.   
  • C. Xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng.  
  • D. Nhập khẩu luôn lớn hơn xuất khẩu.    

Câu 6 (0,25 điểm). Các vùng biển như biển Hoa Đông, Hoàng Hải thuộc đại dương nào dưới đây?

  • A. Thái Bình Dương.
  • B. Ấn Độ Dương.  
  • C. Đại Tây Dương.    
  • D. Bắc Băng Dương.    

Câu 7 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây đúng khi nói về khí hậu của Trung Quốc?

  • A. Kiểu khí hậu núi cao có đặc trưng là tuyết phủ quanh năm.         
  • B. Khí hậu miền Đông ôn hòa so với miền Tây.    
  • C. Miền Tây có khí hậu gió mùa, miền Đông có khí hậu hải dương.       
  • D. Phần lớn lãnh thổ Trung Quốc có khí hậu cận nhiệt đới.    

Câu 8 (0,25 điểm). Các làng xã ở nông thôn của Trung Quốc có nhiều thay đổi tích cực chủ yếu là do:

  • A. chú trọng đào tạo lao động nông thôn.
  • B. chính sách công nghiệp hóa nông thôn.   
  • C. thị trường hàng hóa được mở rộng.   
  • D. tăng cường đầu tư phát triển giáo dục.   

Câu 9 (0,25 điểm). Chính sách hiện đại hóa của Trung Quốc vào cuối thập niên 70 của thế kỉ XX tập trung vào 4 lĩnh vực nào dưới đây?

  • A. Công nghiệp, nông nghiệp, khoa học – kĩ thuật và quốc phòng.  
  • B. Công nghiệp, nông nghiệp, du lịch và giao thông vận tải.   
  • C. Nông nghiệp, dịch vụ, thương mại và cơ sở hạ tầng.   
  • D. Nông nghiệp, du lịch, giao thông vận tải và quốc phòng.   

Câu 10 (0,25 điểm). Ngành nông nghiệp tập trung chủ yếu ở miền Đông Trung Quốc vì:   

  • A. đất đai rộng lớn, dân cư thưa thớt nên diện tích trồng trọt nhiều.    
  • B. không bị lũ lụt, khí hậu ôn hòa quanh năm, ít bão.    
  • C. có các đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu, sông ngòi nhiều nước.     
  • D. khoáng sản phong phú dồi dào, dân cư đông đúc.    

Câu 11 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây đúng khi nói về ngành nông nghiệp của Trung Quốc?

  • A. Cây công nghiệp giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu ngành trồng trọt.
  • B. Ngành trồng trọt là ngành chủ yếu trong nông nghiệp Trung Quốc.           
  • C. Ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng trên 50% cơ cấu ngành nông nghiệp.   
  • D. Nông nghiệp có sản lượng cao nhờ liên tục mở rộng diện tích sản xuất.

Câu 12 (0,25 điểm). Vùng duyên hải Trung Quốc có bao nhiêu tỉnh, thành phố?

  • A. 5.       
  • B. 9.
  • C. 11.
  • D. 13.

Câu 13 (0,25 điểm). Phát biểu nào sau đây không đúng về nguyên nhân vùng duyên hải Trung Quốc phát triển kinh tế?

  • A. Vị trí địa lí ven biển tạo điều kiện giao thương với các nước khác.
  • B. Cơ sở kĩ thuật được đầu tư.  
  • C. Không bị ảnh hưởng của thiên tai: bão, lũ lụt… 
  • D. Nguồn lao động dồi dào.       

 Câu 14 (0,25 điểm). Các trung tâm công nghiệp của Ô – xtrây – li – a phân bố tập trung chủ yếu ở:

  • A. ven biển phía bắc và phía tây.     
  • B. vùng trung tâm và ven biển phía đông.    
  • C. ven biển phía tây và phía nam.
  • D. ven biển phía nam và đông nam.      

 Câu 15 (0,25 điểm). Loại hình giao thông vận tải nào dưới đây đóng vai trò quan trọng nhất trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của Ô – xtrây – li – a?

  • A. Đường sắt.  
  • B. Đường biển.
  • C. Đường ô tô.      
  • D. Đường hàng không.     

Câu 16 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây không đúng khi nói về vị trí địa lí và lãnh thổ Cộng hòa Nam Phi?

  • A. Nằm ở cả hai bán cầu Bắc và Nam.  
  • B. Chiếm khoảng 4,0% diện tích châu Phi.
  • C. Có chung biên giới trên đất liền với 6 quốc gia.       
  • D. Có đường bờ biển kéo dài hơn 3000 km².     

Câu 17 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây đúng với dãy núi Đrê-ken-béc ở Cộng hòa Nam Phi?

  • A. Gồm các dải núi thấp chạy song song.
  • B. Nằm ở tận cùng phía nam đất nước.
  • C. Đất đai ở các thung lũng khá màu mỡ.
  • D. Có một số đỉnh núi cao trên 3000m.

Câu 18 (0,25 điểm). Ngành công nghiệp nào ở Cộng hòa Nam Phi chiếm khoảng 10% sản lượng xuất khẩu hàng sản xuất mỗi năm?

  • A. Sản xuất ô tô.       
  • B. Điện tử - tin học.                
  • C. Hóa chất.  
  • D. Thực phẩm.  

Câu 19 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây đúng với công nghiệp của Cộng hòa Nam Phi?

  • A. Quốc gia có nền công nghiệp phát triển ở châu Phi.
  • B. Có đóng góp trên 30% GDP và lao động hoạt động.
  • C. Cơ cấu công nghiệp của CH Nam Phi khá đơn giản.
  • D. Tỉ trọng trong GDP tăng, nhiều mặt hàng xuất khẩu.

Câu 20 (0,25 điểm). Thuận lợi chủ yếu về tự nhiên để ngành công nghiệp ở Cộng hòa Nam Phi phát triển là:

  • A. khoáng sản phong phú và đa dạng.
  • B. dân số đông, lao động chất lượng.
  • C. thu hút vốn đầu tư lớn ngoài nước.
  • D. có trình độ khoa học, kĩ thuật cao.      

B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Hãy trình bày đặc điểm và phân tích ảnh hưởng của dân cư Trung Quốc đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc.

Câu 2 (2,0 điểm). Cho bảng số liệu:

Cơ cấu GDP của Ô – xtrây – li – a, năm 2010 và 2021

(Đơn vị: %)

Năm 

GDP

Năm 2010Năm 2021
Công nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản2,22,2
Công nghiệp, xây dựng25,125,5
Dịch vụ65,865,7
Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm6,96,8

(Nguồn: WB, 2022)

          - Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu GDP của Ô – xtrây – li - a năm 2010 và 2021. 

          - Nhận xét sự thay đổi về cơ cấu GDP của Ô – xtrây – li – a năm 2010 và 2021.  

Câu 3 (1,0 điểm). Có nhận định cho rằng: “Đặc tính cần cù, làm việc tích cực, có ý thức tự giác và có tinh thần trách nhiệm cao, coi trọng giáo dục là động lực quan trọng để Nhật Bản phát triển kinh tế”. Em có đồng ý với nhận định đó không? Tại sao?

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

A

A

B

A

B

A

B

B

A

C

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

B

C

C

D

B

B

D

A

A

A

 

B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

Câu 1:

* Đặc điểm và tác động dân cư đến sự phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc:

 - Dân số:

 + Dân số đông nhất thế giới, hơn 1,43 tỉ người.

=> Thị trường tiêu thụ lớn, lực lượng lao động dồi dào, nguồn bổ sung lao động hằng năm lớn.

 + Tỉ lệ gia tăng dân số là 0,39% (năm 2020).

=> Giảm quy mô dân số quốc gia, dân số trong độ tuổi lao động bị thu hẹp.

 - Mật độ dân số:

 + Mật độ dân số khá cao, khoảng 150 người/ km2.

 + Phân bố dân cư có sự chênh lệch giữa miền Đông và miền Tây; tập trung đông đúc ở khu vực phía đông và thưa thớt ở phía tây.

=> Ảnh hưởng đến việc khai thác tài nguyên lao động, gây sức ép đến việc làm, cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường.

 + Trung Quốc có hơn 56 dân tộc cùng chung sống, trong đó người Hán chiếm hơn 90% dân số.

=> Góp phần tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hóa, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.

 - Đô thị hóa nhanh: tốc độ đô thị hóa nhanh, tỉ lệ dân thành thị vào loại cao. Đến năm 2020, quốc gia này có 41 thành phố trên ba triệu dân. 

=> Làm thay đổi diện mạo các làng xã và mở rộng lối sống đô thị. 

Câu 2:

a. Vẽ biểu đồ tròn

biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của Ô – xtrây – li - a năm 2010 và 2021.

biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của Ô – xtrây – li - a năm 2010 và 2021.

b. Nhận xét:

 - Trong giai đoạn 2010 – 2021, cơ cấu GDP của Ô – xtrây – li –a tương đối ổn định: ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất với hơn 60%, tiếp đến là ngành công nghiệp - xây dựng chiếm hơn 20%, ngành nông – lâm – thủy sản chỉ chiếm với mức gần 3%.

 - Từ năm 2010 - 2021, tỉ trọng các ngành kinh tế trong cơ cấu GDP của Ô – xtrây – li –a có sự chuyển dịch theo hướng: giữ ổn định GDP ngành nông – lâm – thủy sản; tăng GDP của ngành công nghiệp – xây dựng, giảm GDP của ngành dịch vụ.

 - Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm có xu hướng giảm, từ 6,9% năm 2010 xuống còn 6,6% năm 2021.

Câu 3:

Đồng ý với nhận định: “Đặc tính cần cù, làm việc tích cực, có ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm cao, coi trọng giáo dục là động lực quan trọng để Nhật Bản phát triển kinh tế”. 

Giải thích:

 - Nhìn chung, Nhật Bản không có điều kiện tự nhiên thuận lợi như các quốc gia khác nhưng kinh tế lại phát triển vượt bậc. Do đó ý chí, nghị lực, cần cù và tinh thần trách nhiệm, coi trọng giáo dục.  - Nhìn chung, Nhật Bản không có điều kiện tự nhiên thuận lợi như các quốc gia khác nhưng kinh tế lại phát triển vượt bậc. Do đó ý chí, nghị lực, cần cù và tinh thần trách nhiệm, coi trọng giáo dục.

 - Do đất nước có nhiều khó khăn về tự nhiên (động đất, núi lửa, nghèo khoáng sản…) thì ý chí nghị lực chinh phục tự nhiên ngày càng cao.

 - Coi trọng giáo dục để đào tạo đội ngũ lao động chất lượng cao, tiền đề phát triển, cải tiến kĩ thuật, tạo ra các ngành mũi nhọn, ít bị cạnh tranh bởi các nước khác. 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Địa lí 11 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Địa lí 11 chân trời, đề thi cuối kì 2 Địa lí 11 CTST: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác