Đề số 6: Đề kiểm tra địa lí 11 Chân trời bài 23 Kinh tế Nhật Bản

ĐỀ SỐ 6

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản chịu hậu quả gì?

  • A. Không phải chịu hậu quả gì.
  • B. Bị tàn phá nặng nề.
  • C. Mọi thứ đều trở về thời kì đồ đá, không có cách nào khôi phục.
  • D. Cả B và C.  

Câu 2: Sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1952 – 1973 là do một số nguyên nhân sau đây. Ý nào không đúng?

  • A. Tận dụng mọi mối quan hệ với Liên Xô và Hoa Kỳ. Áp dụng mô hình chủ nghĩa xã hội hiện đại.
  • B. Chú trọng đầu tư, hiện đại hoá công nghiệp, tiếp cận và ứng dụng nhanh chóng những tiến bộ khoa học – kĩ thuật.
  • C. Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng, vừa phát triển các công ty lớn có kĩ thuật, công nghệ tiên tiến, lượng vốn đầu tư lớn vừa phát triển các công ty nhỏ, truyền thống.
  • D. Mở rộng thị trường trong nước và đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài, đồng thời sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư.

Câu 3: Câu nào sau đây không đúng về ngành công nghiệp sản xuất rô-bốt của Nhật Bản?

  • A. Công nghiệp sản xuất rô-bốt là một trong những ngành công nghiệp lâu đời nhưng rất được coi trọng và đầu tư của chính phủ Nhật Bản.
  • B. Xuất khẩu rô-bốt của Nhật Bản chiếm khoảng 60% thị phần toàn cầu. 
  • C. Hiện nay, Nhật Bản áp dụng nhiều công nghệ hiện đại cho ra đời những loại rô-bốt thông minh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo với thiết kế nhỏ gọn, linh hoạt, hỗ trợ trong sản xuất, quản lí cũng như trong đời sống nhằm thay thế sức lao động của con người.
  • D. Sản phẩm rô-bốt nổi tiếng của Nhật Bản là người máy Asimo

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về vùng kinh tế Honshu?

  • A. Vùng có diện tích lớn nhất (chiếm 61% diện tích), dân số đông nhất, tập trung hầu hết ở các thành phố lớn của Nhật Bản, trong đó có thủ đô Tokyo. Khí hậu phân hoá đa dạng, đường bờ biển dài với nhiều vịnh, cơ sở hạ tầng hiện đại,...
  • B. Vùng tập trung nhiều ngành công nghiệp quan trọng như hoá chất, điện tử - tin học, hoá dầu, đóng tàu,... Phần lớn trung tâm công nghiệp phân bố phía nam của đảo dọc theo bờ biển Thái Bình Dương như Tokyo, Yokohama, Nagoya, Kyoto, Osaka, Kobe,...
  • C. Nông nghiệp phát triển mạnh ở phía nam, là vùng sản xuất lúa mạch lớn, ngoài ra còn có chè, cây công nghiệp, cây dược liệu và chăn nuôi bò.
  • D. Các ngành dịch vụ rất phát triển như du lịch, thương mại, tài chính, giao thông vận tải,...

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Tại sao ngành công nghiệp điện tử - tin học được gọi là ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản?

Câu 2 (2 điểm): Chứng minh rằng Nhật Bản có nền công nghiệp phát triển cao


Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

A

A

C

Tự luận: 

Câu 1 (4 điểm):

* Ngành công nghiệp điện tử - tin học được gọi là ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản vì:

  • Đây là ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế và có vai trò quyết định trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước.
  • Sản xuất ra các sản phẩm điện tử có sản lượng cao trên thế giới: máy tính, tivi, chất bán dẫn, rô-bốt,…
  • Ngành có tốc độ tăng trưởng vượt trội so với các ngành công nghiệp khác

Câu 2 (2 điểm):

* Nhật Bản có nền công nghiệp phát triển cao:

  • Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đứng thứ hai thế giới.
  • Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, có nhiều ngành đứng đầu thế giới về kĩ thuật, công nghệ.
  • Nhật Bản chiếm vị trí hàng đầu thế giới về thiết bị điện tử, người máy, ô tô, tivi, máy ảnh, sản phẩm tơ tằm,…
  • Một số ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp: chế tạo, sản xuất điện tử,…

Bình luận

Giải bài tập những môn khác