Đề số 5: Đề kiểm tra địa lí 11 Chân trời bài 3 Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

ĐỀ SỐ 5

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đâu không phải một liên kết khu vực?

  • A. Liên minh châu Âu (EU)
  • B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
  • C. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA)
  • D. Liên minh Nam Mỹ (SAU) 

Câu 2: Dưới đây là những ảnh hưởng của toàn cầu hoá đối với các nước trên thế giới. Ý nào không đúng?

  • A. Toàn cầu hoá kinh tế mang lại nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho các nước, đồng thời cũng hạn chế đi nhiều thách thức mà các nước phải đối mặt. 
  • B. Toàn cầu hoá kinh tế làm gia tăng nguồn lực phát triển kinh tế của các nước, như vốn đầu tư, khoa học – công nghệ, thị trường,...
  • C. Toàn cầu hoá kinh tế đặt ra nhiều vấn đề trong phát triển kinh tế của các nước như xây dựng thương hiệu sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù hợp, hoàn thiện các thể chế để thích ứng với xu hướng hội nhập, nâng cao trình độ phát triển kinh tế. 
  • D. Các vấn đề xã hội và môi trường như chênh lệch giàu nghèo, y tế, việc làm, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu,... trở thành mối quan tâm chung của các quốc gia.

Câu 3: Toàn cầu hoá trong lĩnh vực tài chính không được biểu hiện qua nội dung nào?

  • A. Đồng tiền USD là có thứ bậc cao nhất, có ảnh hưởng lớn nhất đến các đồng tiền khác và các vấn đề tài chính thế giới.
  • B. Tự do hoá lãi suất
  • C. Tự do hoá tham gia hoạt động ngân hàng và các dịch vụ tài chính trên toàn thế giới, không phân biệt biên giới
  • D. Tự do hoá việc di chuyển của các luồng vốn quốc tế

Câu 4: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) là kiểu liên kết nào?

  • A. Liên kết tam giác phát triển
  • B. Liên kết khu vực
  • C. Liên kết liên khu vực
  • D. Liên kết xuyên đại dương

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Trình bày các kiểu liên kết kinh tế phổ biến hiện nay. Lấy ví dụ minh họa.

Câu 2 (2 điểm): Tại sao toàn cầu hóa kinh tế lại làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo?


Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

A

A

C

Tự luận: 

Câu 1 (4 điểm): 

* Các kiểu liên kết kinh tế phổ biến hiện nay:

  • Liên kết tam giác phát triển: Tam giác tăng trưởng In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po; Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ giữa Bỉ - Đức – Hà Lan
  • Liên kết khu vực: Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA), Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR),…
  • Liên kết liên khu vực: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu (ASEM),…

Câu 2 (2 điểm): 

* Toàn cầu hóa kinh tế làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo vì: 

  • Quốc gia nào biết tận dụng một cách khôn ngoan, khai thác có hiệu quả nguồn tài chính khổng lồ từ toàn cầu hóa mang lại thì sẽ giàu lên nhanh chóng.
  • Ngược lại nếu không nắm bắt, tận dụng được các cơ hội thì thời cơ sẽ bị bỏ lỡ, thách thức sẽ trở thành khó khăn dài hạn rất khó khắc phục và là lực cản trở cho sự phát triển

Bình luận

Giải bài tập những môn khác