Đề số 2: Đề kiểm tra địa lí 11 Chân trời bài 8 Tự nhiên, dân cư, xã hội, và kinh tế Mỹ Latinh

ĐỀ SỐ 2

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng về một số chỉ tiêu xã hội ở khu vực Mỹ Latin năm 2020?

  • A. Chỉ số phát triển con người (HDI) là 0.755
  • B. Tuổi thọ trung bình là 75.7 tuổi.
  • C. Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ là 94.5%.
  • D. GNI/người (theo giá hiện hành) là 17601.1 USD.

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về sông ngòi ở khu vực Mỹ Latin?

  • A. Hệ thống sông ngòi ở khu vực Mỹ Latin khá phát triển, tập trung chủ yếu ở lục địa Nam Mỹ.
  • B. Hệ thống sông ở phía tây dãy Andes phát triển khá dày đặc, chủ yếu là các sông lớn đổ ra Thái Bình Dương như Amazon, Parana, San Francisco,...
  • C. Nguồn cung cấp nước cho các hệ thống sông này chủ yếu là nước mưa nên chế độ nước phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mưa.
  • D. Phần thượng nguồn các con sông có giá trị về thuỷ điện; phần hạ nguồn có giá trị về giao thông, thuỷ sản và du lịch.

Câu 3: Câu nào sau đây không đúng về khu vực Mỹ Latin?

  • A. Mỹ Latin là khu vực giàu tài nguyên khoáng sản. Đây là cơ sở quan trọng để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng, cung cấp nguyên nhiên liệu cho các ngành công nghiệp khác và xuất khẩu.
  • B. Việc khai thác khoáng sản sử dụng công nghệ cao ở Mỹ Latin vừa đảm bảo chất lượng khoáng sản vừa không gây hại cho môi trường vậy nên nguồn tài nguyên ở đây vẫn dồi dào và môi trường không bị ô nhiễm.
  • C. Vùng thềm lục địa Mỹ Latin có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn, đây là nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển kinh tế ở nhiều quốc gia trong khu vực
  • D. Hiện nay, môi trường biển ở khu vực Mỹ Latin cũng đang gặp phải một số vấn đề cần giải quyết như khai thác thuỷ sản quá mức, ô nhiễm môi trường biển,…

Câu 4: Câu nào sau đây đúng về kinh tế của khu vực Mỹ Latin?

  • A. GDP khu vực Mỹ Latinh chiếm khoảng 6% GDP toàn thế giới (năm 2020). Giữa các quốc gia trong khu vực, GDP có sự chênh lệch rất lớn.
  • B. Nền kinh tế khu vực còn phụ thuộc nhiều vào tư bản trong nước, các quốc gia trong khu vực có tỉ lệ cho vay nước ngoài cao so với GDP. 
  • C. Cho vay nước ngoài tác động đến kinh tế – xã hội như kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế, khả năng tích luỹ của nền kinh tế thấp, khó khăn trong vấn đề giải quyết việc làm, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân, dẫn đến tình trạng khủng hoảng toàn diện về kinh tế – xã hội.
  • D. Tốc độ tăng GDP của khu vực Mỹ Latinh ổn định. Tình hình chính trị bất ổn ở các quốc gia cộng thêm cho vay nước ngoài cao ở một số quốc gia, dịch bệnh,... làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế thiếu ổn địnZ

Câu 5: Câu nào sau đây không đúng về khí hậu khu vực Mỹ Latin?

  • A. Đới khí hậu xích đạo và cận xích đạo nằm ở quần đảo Antilles, sơn nguyên Guyana, đồng bằng Llanos và đồng bằng Amazon với nhiệt độ nóng quanh năm có lượng mưa lớn, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và rừng.
  • B. Đới khí hậu nhiệt đới nằm ở eo đất Trung Mỹ và phía nam đồng bằng Amazon có nhiệt độ nóng quanh năm và lượng mưa tăng dần từ tây sang đông, tạo điều kiện cho phát triển rừng, chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới.
  • C. Phía nam lãnh thổ có khí hậu cận nhiệt (mùa hạ nóng, mùa đông ấm) và ôn đới hải dương (mùa hạ mát, mùa đông không quá lạnh) thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gia súc, cây công nghiệp, cây ăn quả cận nhiệt và ôn đới.
  • D. Một số nơi ở khu vực Mỹ Latinh có khí hậu khô hạn như hoang mạc Sahara, quá ẩm ướt ở đầm lầy Amazon, khí hậu núi cao khắc nghiệt ở vùng sơn nguyên Brazil,... không thuận lợi cho việc cư trú

Câu 6: Câu nào sau đây không đúng về kinh tế của khu vực Mỹ Latin?

  • A. Dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, thu hút hơn 60% lao động khu vực Mỹ Latinh (năm 2020). 
  • B. Du lịch được xem là ngành thế mạnh, dựa trên việc khai thác những giá trị về tự nhiên và văn hoá. 
  • C. Ngành giao thông vận tải biển phát triển, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của khu vực.
  • D. Ngoại thương cũng là ngành đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế khu vực. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của khu vực: Việt Nam, Trung Đông, châu Phi,... với các mặt hàng nông sản và các sản phẩm công nghiệp như cà phê, đậu tương, đường, quặng sắt, đồng, dầu mỏ,...

Câu 7: Câu nào sau đây không đúng về dân cư ở Mỹ Latin?

  • A. Dân số Mỹ Latin đang có xu hướng trẻ hoá, tỉ lệ dân số trong độ tuổi từ 0 đến 14 tuổi cao (47.2% năm 2020) tạo ra nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, thu hút đầu tư nước ngoài. 
  • B. Hầu hết nền kinh tế ở các quốc gia thuộc khu vực Mỹ Latin phát triển chưa cao, gây ra những sức ép về vấn đề việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. 
  • C. Cơ cấu dân số theo giới tính của khu vực Mỹ Latin có tỉ lệ khá cân bằng giữa nam và nữ, với tỉ lệ nữ là 50.8% và nam là 49.2% (năm 2020). 
  • D. Vấn đề bình đẳng giới trong xã hội vẫn còn nhiều hạn chế, mặc dù được các quốc gia Mỹ Latin đặc biệt quan tâm.

Câu 8: Đây là cơ cấu GDP của khu vực Mỹ Latin vào năm nào?

Câu 8: Đây là cơ cấu GDP của khu vực Mỹ Latin vào năm nào?

  • A. 1950
  • B. 1990
  • C. 2010
  • D. 2052

Câu 9: Câu nào sau đây không đúng về kinh tế của khu vực Mỹ Latin?

  • A. Công nghiệp dần bớt quan trọng trong nền kinh tế của các quốc gia Mỹ Latin vì sự khan hiếm nguồn cung và không đạt được nhiều hiệu quả như khu vực dịch vụ.
  • B. Các ngành công nghiệp nổi bật của khu vực là khai khoáng (dầu khí, vàng, đồng, than,...), điện tử – tin học, luyện kim, sản xuất ô tô, chế tạo máy bay,... 
  • C. Những quốc gia có ngành công nghiệp phát triển trong khu vực: Brazil, Mexico, Argentina, Chile.
  • D. Nông nghiệp Mỹ Latinh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Một số cây trồng chủ yếu: mía đường, đậu tương, chuối, cà phê,... Chăn nuôi bò thịt, bò sữa theo hình thức công nghiệp với quy mô lớn, hiện đại.

Câu 10: Câu nào sau đây không đúng về địa hình khu vực Mỹ Latin?

  • A. Địa hình của khu vực Mỹ Latin chủ yếu là đồng bằng, do ít chịu tác động của địa chất
  • B. Các đồng bằng ở khu vực này rộng lớn và tương đối bằng phẳng, ví dụ như Amazon, Llanos, La Plata, Pampa,...
  • B. Các sơn nguyên có địa hình lượn sóng và tương đối bằng phẳng, như Mexico, Brazil, Guyana thuận lợi cho phát triển đồng cỏ chăn nuôi và cây công nghiệp.
  • D. Vùng núi cao Andes chạy dọc theo phía tây lãnh thổ với địa hình hiểm trở nhưng có tiềm năng lớn về khoáng sản, thuỷ điện và du lịch.


(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

B

B

A

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

A

C

A

A


Bình luận

Giải bài tập những môn khác