Đáp án phiếu bài tập tuần 33 tiếng Việt 5 tập 2


TUẦN 33

I.

1. Trước khi đi làm, bà mẹ giao cho con trai những việc gì?

b- Trồng một cây bên cạnh nhà và đọc một cuốn sách

2. Vì sao Pê-chi-a không hoàn thành được công việc mẹ giao?

a- Vì cậu ngủ dậy muộn, không làm việc, lại mải chơi, quên lời mẹ dặn

3. Bà mẹ đã dẫn Pê-chi-a lần lượt đến những đâu để chỉ cho con xem mọi người đã làm được những gì trong một ngày?

c- Ra xem cánh đồng đã được cày xong ; đến bên một đống thóc lớn đã được gặt đập ; rẽ vào thư viện có nhiều cuốn sách được mọi người đọc xong

4. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ chi tiết cho thất Pê-chi-a tự nhận thức được sai lầm của mình?

d- Tất cả ba chi tiết nói trên

5. Bài học sâu sắc nhất rút ra từ câu chuyện trên là gì?

b- Phải chăm lao động và quý trọng thời gian

II.

1. Viết đúng:

a) Hội Chữ thập đỏ Quốc tế

b) Liên minh Quốc tế Cứu trợ trẻ em

c) Tổ chức Cứu trợ trẻ em của Thụy Điển

d) Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO)

2. Giải đáp

a) Từ dùng tỏ ý coi thường: trẻ ranh,con nít, nhóc con, nhãi ranh, ranh con

b) Từ dùng trong nghi thức trang trọng: trẻ thơ, trẻ em, thiếu nhi, thiếu niên, nhi đồng

c) Từ dùng thông thường trong đời sống hằng ngày: trẻ, trẻ thơ, trẻ em, trẻ con, trẻ nhỏ, con trẻ.

3. Giải đáp

a) …Một người kêu lên : “Cá heo !”…

…Anh em ùa ra vỗ tay hoan hô : “A ! Cá heo nhảy múa đẹo quá !”…

b)…Bãi cát ở đây từng được ngợi ca là “Bà Chúa của các bãi tắm”.

c) Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “sấu cản mũi thuyền”, trên cạn “hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực

4. Gợi ý : Em tự xác định một đối tượng miêu tả theo đề bài đã gợi ý, hoặc một người khác mà em biết (đang làm một công việc cụ thể, trong một thời gian nhất định), sau đó lập dàn ý cụ thể cho bài văn miêu tả (dựa theo gợi ý ở cột A)

5. Tham khảo :

a) Tả cô y tá đang tiêm thuốc

Trên bàn tiêm thuốc của cô đã có sẵn chiếc xoong con luộc xơ-ranh và kim tiêm đặt trên bếp điện. Cô mở xoong, hơi nước bốc lên nghi ngút. Mấy ngón tay mảnh mai của cô kẹp chiếc “panh” sáng loáng, thận trọng gắp xơ-ranh rồi lắp kim tiêm, bơm cho thoát hết nước bên trong. Sau đó,cô lấy thuốc vào xơ-ranh, tay trái cầm cái “panh” cặp bông tẩm cồn xoa nhẹ lên đoạn bắp tay gần vai bà.Cô tiêm rất chậm để bà em đỡ đau. Một lát sau, khi hết thuốc,cô lại đặt mảnh bông cồn lên chỗ vừa tiêm rồi rút nhanh kim tiêm. Cô còn day nhẹ mảnh bông trên vết mũi kim tiêm và hỏi ân cần : “Bà có đau lắm không ạ ?”. Bà em cười móm mém, nói : “Chỉ như con kiến nó đốt thôi cháu ạ ! Cháu tiêm cho bà khéo lắm !”. Hai lúm đồng tiền lại hiện lên trên đôi má ửng hồng của cô y tá, trông rất xinh.

(Theo Thu Thủy)

b) Tả người thợ đang quét vôi

Chú Hòa là một người thợ quét vôi “điêu luyện”. Một tay xách xô vôi, một tay cầm chổi đót cán dài, chú thoăn thoắt leo lên thang, móc xô vôi vào một bên. Chú nhẹ nhàng đưa chiếc chổi vào thùng vôi, đập đập trên miệng xô cho vôi rỏ bớt nước rồi quét lên mặt tường. Những nhát chổi đưa đi đưa lại rất đều, để lại những vết vôi mới, ban đầu thì sẫm nhưng chỉ ít phút sau đã ánh lên màu vàng rất đẹp. Nghe chú nói thì khó nhất là quét vôi trên trần nhà. Lúc đó, người thợ phải ngửa mặt lên, chiếc chổi phải thẳng đứng nhưng lại không được để rớt giọt nào xuống người, xuống sàn nhà. Đứng dưới sàn nhìn lên, em thấy chú treo mình trên thang sát trần nhà. Trông chú như một nghệ sĩ xiếc biểu diễn trên thang, lại như một họa sĩ mà những nét bút vôi đem theo màu nắng từ bên ngoài vào làm sáng bừng cả lớp học.

(Theo Thực hành Tập làm văn 5, 2003)


Bình luận