Đáp án phần Làm Văn Đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ Văn lần 31 năm 2017


II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) Học sinh có thể trình bày khác nhau nhưng phải đảm bảo một số nội dung chính sau:

- Giới thiệu vai trò của việc đọc sách với học sinh trong nhà trường: giúp mỗi bạn học sinh có thêm tri thức, hiểu biết, có thêm kinh nghiệm sống...
- Nêu tình trạng đọc sách của học sinh hiện nay: Việc phát triển công nghệ thông tin khiến cho mạng Internet trở nên phổ biến, việc đọc sách của HS bị suy giảm, tình trạng "lười" đọc sách xuất hiện ở nhiều người.
- Nội dung đề xuất

  • Nhà trường cần có tủ sách phong phú ( có thể của học sinh trong gia đình của lớp, của nhà trường)
  •  Nêu gương những cá nhân đọc sách tích cực
  • Triển khai phong trào đọc sách ở các lớp
  • Thi : Học sinh giới thiệu sách trong một dịp nhất định.
  • Lấy nội dung đọc sách nằm trong tổng kết thi đua của học sinh.

- Rút ra bài học, hành động cho bản thân: Nhận thấy được tầm quan trọng của việc đọc sách, có kế hoạch đọc sách mỗi ngày cho bản thân, lựa chọn những cuốn sách tiêu biểu và có giá trị để đọc...

Câu 2 (5,0 điểm)

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

-  Giới thiệu về tác giả, tác phẩm; giới thiệu 2 ý kiến.
- Vài nét về tác giả Kim Lân
- Vài nét về tác phẩm “Vợ nhặt”
- Giới thiệu hai ý kiến
2. Thân bài
a. Giải thích ý kiến
- “Hiện thực tàn khốc” là toàn bộ hiện thực đời sống vô cùng khắc nghiệt, gây hậu quả nghiêm trọng, đau xót. Ý kiến thứ nhất coi việc tái hiện không khí bi thảm trong nạn đói mùa xuân 1945 là cảm hứng chủ đạo của nhà văn Kim Lân khi viết “Vợ nhặt”.
- “Vẻ đẹp tiềm ẩn” là vẻ đẹp của đời sống nội tâm, vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp của đạo lí, tình nghĩa,…còn ẩn giấu bên trong cái vẻ ngoài tầm thường, xấu xí. Ý kiến thứ hai coi việc phát hiện, ngợi ca, trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp tâm hồn con người mới là cảm hứng chủ đạo của
b. Cảm nhận về tác phẩm “Vợ nhặt”
- Trong “Vợ nhặt”, Kim Lân chú tâm miêu tả hiện thực tàn khốc khi nạn đói thê thảm mùa

  •  Hiện thực đói khát tàn khốc khiến ranh giới của sự sống và cái chết trở nên hết sức mong manh.
  •  Hiện thực đói khát tàn khốc hiện diện qua cả hình ảnh, âm thanh, mùi vị.
  •  Hiện thực tàn khốc khiến giá trị con người trở nên rẻ rúng.
  •  Hiện thực tàn khốc khiến con người sống cuộc sống không ra người.

- Ở “Vợ nhặt”, Kim Lân càng chú tâm thể hiện vẻ đẹp tiềm ẩn ở những người dân nghèo của những người dân nghèo sau cái bề ngoài đói khát, xác xơ của họ

  •  Vẻ đẹp của đạo lí, của tình người.
  •  Vẻ đẹp ở ý thức, trách nhiệm đối với gia đình.
  •  Vẻ đẹp ở niềm tin mãnh liệt vào tương lai, tin vào sự sống.

c.Bình luận về ý kiến
- Trong “Vợ nhặt”, quả thực Kim Lân có miêu tả hiện thực tàn khốc trong nạn đói 1945, nhưng nhà văn vẫn chủ yếu hướng vào thể hiện những vẻ đẹp tiềm ẩn của người lao động. Chính nhiệt tình ngợi ca, trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp nhân phẩm và đạo lí của người dân xóm ngụ cư mới là cảm hứng chủ đạo của nhà văn và từ đó tạo nên giá trị nhân đạo sâu sắc cho tác phẩm.
- Hai nhận định trên về truyện ngắn “Vợ nhặt” tuy có điểm khác nhau nhưng không hề đối lập. Trái lại, hai ý kiến cùng làm nổi bật giá trị của tác phẩm cũng như tư tưởng của Kim Lân qua truyện ngắn này.
3. Kết bài. Khái quát vấn đề nghị luận

 

 


Bình luận

Giải bài tập những môn khác