Đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ Văn lần 23 năm 2017 (có đáp án)

Đề thi thử số 23 với những câu hỏi thú vị liên quan đến quan điểm sống của người Việt. Các bạn cùng thử sức với đề thi này nhé!

Đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ Văn lần 23 năm 2017 (có đáp án)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017

BÀI THI: MÔN NGỮ VĂN

(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian phát đề)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

“Người Việt Nam có thể coi là ít tinh thần tôn giáo. Họ coi trọng hiện thế trần tục hơn thế giới bên kia. Không phải người Việt Nam không mê tín, họ tin có linh hồn, có ma quỷ, Thần Phật. Nhiều người thực hành cầu cúng. Nhưng về tương lai, họ lo cho con cho cháu hơn là cho linh hồn của mình. Tuy là coi trọng hiện thế nhưng cũng không bám lấy hiện thế, không quá sợ hãi cái chết (sống gửi thác về). Trong cuộc sống, ý thức về cá nhân và sở hữu không phát triển cao. Của cải vẫn được quan niệm là của chung, giàu sang chỉ là tạm thời, tham lam giành giật cho nhiều cũng không giữ mãi mà hưởng được. Người ta mong ước thái bình, an cư lạc nghiệp để làm ăn cho no đủ, sống thanh nhàn, thong thả, có đông con nhiều cháu, ước mong về hạnh phúc nói chung là thiết thực, yên phận thủ thường, không mong gì cao xa, khác thường, hơn người. Con người được ưa chuộng là con người hiền lành, tình nghĩa. Không chuộng trí mà cũng không chuộng dũng. Dân tộc chống ngoại xâm liên tục nhưng không thượng võ. Ðâu đâu cũng có đền thờ những người có công đức – chủ yếu là có công chống ngoại xâm – nhưng không một anh hùng xuất chúng, một võ sĩ cao cường nào được lưu danh. Trong tâm trí nhân dân thường có Thần và Bụt mà không có Tiên. Thần uy linh bảo quốc hộ dân và Bụt hay cứu giúp mọi người; còn Tiên nhiều phép lạ, ngao du ngoài thế giới thì xa lạ. Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn. Ðối với cái dị kỉ, cái mới, không dễ hoà hợp nhưng cũng không cự tuyệt đến cùng, chấp nhận cái gì vừa phải, hợp với mình nhưng cũng chần chừ, dè dặt, giữ mình.”

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích trên?

Câu 2. Nêu vắn tắt nội dung của đoạn trích?

Câu 3. Anh/chị thế nào về nhận định “Ðối với cái dị kỉ, cái mới, không dễ hoà hợp nhưng cũng không cự tuyệt đến cùng, chấp nhận cái gì vừa phải, hợp với mình nhưng cũng chần chừ, dè dặt, giữ mình.”

Câu 4. Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

II.  LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ thể hiện suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: “Trong cuộc sống, ý thức về cá nhân và sở hữu không phát triển cao. Của cải vẫn được quan niệm là của chung, giàu sang chỉ là tạm thời, tham lam giành giật cho nhiều cũng không giữ mãi mà hưởng được.”

Câu 2 (5,0 điểm)

Về hình tượng người lính trong bài thơ “ Tây Tiến” của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: “ Người lính ở đây có dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước”. Ý kiến khác thì nhấn mạnh “ Hình tượng người lính mang vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp”.

Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên.

 

------------------------- Hết -------------------------

Bình luận

Giải bài tập những môn khác