Đáp án phần Làm Văn Đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ Văn lần 29 năm 2017


II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Dàn ý chi tiết

Giải thích:

  • Không phạm chút sai lầm nào là không mắc những sai trái, lầm lạc trong nhận thức, suy nghĩ, hành động và không để lại những hậu quả đáng tiếc.
  • Ảo tưởng là không có thật, xa rời thực tiễn đời sống. Hèn nhát là không có can đảm, dũng khí, sợ đối mặt với khó khăn, gian khổ,..

Bình luận: Khẳng định quan điểm đúng đắn

  • Tại sao Muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào là ảo tưởng: Khi con người sợ phạm sai lầm thì sẽ không dám xông pha, mạo hiểm, không có ý chí phấn đấu, vươn lên, sống thu mình trong vỏ bọc bình yên, cách xa với thế giới bên ngoài. Những kẻ đó sẽ dần dần tự đánh mất ý chí, nghị lực, dũng khí, trở thành kẻ hèn nhát trong cuộc đời.
  • Phê phán: Những kẻ hèn nhát, sợ đối mặt với khó khăn, gian khổ, ảo tưởng, viển vông, xa rời thực tế.

Bài học nhận thức và hành động: Nhận thức được tính chất hai mặt của sai lầm; luôn tự tin, dũng cảm, dám trải nghiệm, dám dấn thân trên con đường đi đến thành công.

Câu 2 (5,0 điểm)

a. Giới thiệu chung

- Tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm Người lái đò Sông Đà

- Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?

b. Phân tích

Về đoạn văn trong tác phẩm Người lái đò sông Đà:

- Nội dung:

  •  Đoạn văn tập trung miêu tả vẻ đẹp trữ tình của dòng sông Đà với dòng chảy uốn lượn mền mại, ẩn hiện, thơ mộng trong mây trời Tây Bắc; đặc tả sắc nước sông Đà biến đổi tương phản theo mùa, tạo ấn tượng mạnh.
  •  Hiện diện một cái tôi Nguyễn Tuân đắm say, nồng nhiệt với cảnh sắc thiên nhiên, tinh tế, độc đáo trong cách cảm nhận cái đẹp.

- Nghệ thuật:

  •  Hình ảnh, ngôn từ mới lạ, câu văn trùng điệp, nhịp nhàng.
  •  Cách so sánh, nhân hóa táo bạo, độc đáo, kì thú; lối tạo hình giàu tính mĩ thuật, phối hợp nhiều góc nhìn theo kĩ xảo ảnh.

Về đoạn văn trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?:

- Nội dung:

  •  Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của sông Hương theo thủy trình, tập trung ở khúc đoạn chảy quanh ngoại vi thành phố. Dòng sông hiện lên với sự uyển chuyển, mền mại của dòng chảy; với sự biến ảo của sắc nước; với vẻ uy nghi, trầm mặc của cảnh quan đôi bờ.
  •  Hiện diện cái tôiHoàng Phủ Ngọc Tường: có tình yêu sâu nặng với quê hương, xứ sở; có cảm nhận bình dị mà tinh tế về vẻ đẹp trữ tình của dòng sông Hương.

- Nghệ thuật:

  •  Hình ảnh chân thực mà gợi cảm; câu văn kéo dài mà khúc chiết, thanh điệu hài hòa, tiết tấu nhịp nhàng.
  •  Lối so sánh gần gũi và xác thực, sử dụng nhuần nhuyễn các địa danh và cách nói của người Huế.

Sự tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn văn:

- Tương đồng:

  •  Miêu tả vẻ đẹp phong phú, biến ảo của sông nước trên nền cảnh không gian khoáng đạt.
  •  Bộc lộ tình yêu mãnh liệt của tác giả dành cho quê hương, xứ sở với một mĩ cảm tinh tế, dồi dào.
  •  Câu văn đậm chất trữ tình giàu hình ảnh, nhịp điệu.

- Khác biệt:

  •  Đoạn văn miêu tả dòng sông Đà: Cảm xúc nồng nhiệt; cảm giác sắc cạnh; liên tưởng phóng túng, so sánh táo bạo; cảnh sắc được bao quát từ nhiều góc cạnh, được qua sát theo nhiều mùa trong năm.
  • Thể hiện phong cách độc đáo của hai nhà văn: Hoàng Phủ Ngọc Tường – hướng nội, mê đắm, tài hoa; Nguyễn Tuân – thiên về những cảm giác sắc cạnh, tài hoa, uyên bác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác