Đáp án đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ Văn lần 17 năm 2017


Sau đây Tech12h xin giới thiệu đáp án tham khảo cho đề thi số 17. Các bạn cùng đọc và tham khảo

 

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1. Đoạn trích được trình bày theo phong cách ngôn ngữ Báo chí/Chính luận/ kết hợp hai phong cách ngôn ngữ: Báo chí, Chính luận(0.5 điểm)

Câu 2. Thái độ của tác giả: day dứt, đau đớn, lên án….

- Bộc lộ qua các yếu tố ngôn ngữ:

  • Câu: nhiều câu hỏi, câu nêu giả thiết…
  • Từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm: đánh đổi liêm xỉ, độc ác, tàn nhẫn đến rợn người, nhẫn tâm, chôn sống…(1 điểm)

Câu 3. Vấn đề cơ bản nhất cần giải quyết: Làm thế nào để con người biết yêu thương nhau hơn?/ Bao giờ người Việt mới thôi độc ác với nhau?(0.5 điểm)

Câu 4. Trả lời câu hỏi: Bao giờ người Việt mới thôi độc ác với nhau?

Thí sinh có thể trình bày nhiều cách, sau đây là một phương án:

- Người Việt thôi độc ác với nhau khi không muốn độc ác: mỗi cá nhân tự nâng cao ý thức đạo đức; giáo dục tác động vào nhận thức, vào lương tri của tất cả mọi người

- Người Việt thôi độc ácvới nhau khi không dám độc ác: có những quy định về  xử  phạt nặng đủ sức răn đe để họ sợ không dám gây tội ác

- Người Việt thôi độc ác với nhau khi không thể độc ác: các cơ quan chức năng vào cuộc giám sát chặt chẽ mọi khâu để cái ác cái xấu không có cơ hội tồn tại. Người tiêu dùng phải thông thái, dũng cảm để cái ác cái xấu không có cơ hội để tồn tại.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

* Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. Có đủ phần mở bài, thân bài, kết bài.

- Mở bài nêu được vấn đề, trích dẫn câu nói.

- Thân bài triển khai được vấn đề.

- Kết bài kết luận được vấn đề.

* Triền khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí luận và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.
a. Giải thích

- Nghịch cảnh là hoàn cảnh trớ trêu, nghịch lý, éo le mà con người không mong muốn trong cuộc sống. Ví dụ: Ốm đau, tai nạn, chiến tranh, xung đột,…
- Nghịch cảnh không chỉ là phép thử của tình cảm mà còn là
- Thước đo của trí tuệ và bản lĩnh: Nghĩa là qua nghịch cảnh, con người không chỉ hiểu thêm về tâm hồn, tình cảm của mình và của người mà quan trọng hơn, thấy được trí tuệ và bản lĩnh trong cuộc sống.

==> Ý cả câu: Khẳng định ý nghĩa của nghịch cảnh trong quá trình nhận thức và tự nhận thức của con người
b. Bàn luận ý kiến

- Nghịch cảnh là một phần tất yếu của cuộc sống và ai cũng phải trải qua ít nhất một lần trong đời.

- Qua nghịch cảnh, ta hiểu thêm về trái tim mình và trái tim người, thấy được tình cảm của tập thể và cả dân tộc.

- Đối diện và vượt qua nghịch cảnh, mỗi người và cả dân tộc sẽ chứng tỏ được tầm vóc của trí tuệ và bản lĩnh của mình.

-  Phê phán quan niệm và hành động sai lầm: chạy trốn hay đầu hàng nghịch cảnh, thiếu tỉnh táo sáng suốt khi gặp hoàn cảnh éo le, ngang trái, dễ thất bại trong công việc, thậm chí bị kẻ thù lợi dụng.
c. Bài học nhận thức và hành động.

- Tự làm giàu cho tâm hồn và trí tuệ để có sức mạnh vượt qua nghịch cảnh. Nhưng không chỉ trong nghịch cảnh mới giúp ta nhận thức được nhiều điều mà ngay trong những hoàn cảnh bình thường của cuộc sống thường ngày thì mỗi người cần luôn có ý thức học hỏi, cầu tiến để rút kinh nghiệm cho mình, trau dồi kiến thức cho bản thân.

- Sống yêu thương, đoàn kết, tỉnh táo để cùng nhau chiến thắng

* Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

Câu 2 (5,0 điểm)

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.

- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ khi hiểu ra câu chuyện “nhặt vợ” của con trai.

- Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

- Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,...) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có liên hệ so sánh trong quá trình phân tích, có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

* Yêu cầu cụ thể

a. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và  vị trí đoạn trích

- Kim Lân là bút danh của Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1920 quê ở Từ Sơn, Bắc Ninh. Xuất thân từ một nghệ nhân thủ công của một làng nghề vùng Kinh Bắc, Kim Lân trở thành một cây bút truyện ngắn xuất hiện trên báo chí trước năm 1945. Kim Lân là nhà văn của làng quê Việt Nam với cách viết chân chất, mộc mạc và những hình ảnh nhân vật điển hình cho làng quê. Văn của Kim Lân đi sâu vào lòng người đọc bởi tình cảm bình dị, rất đời thường nhưng chan chứa nghĩa tình. 

- Tác phẩm “Vợ nhặt” là một “kiệt tác” của văn học hiện thực Việt Nam, tái hiện thành công  xã hội nghèo khổ, cùng cực, bế tắc của người nông dân. Truyện ra đời trong thời kỳ đất nước đang rơi vào nạn đói năm 1945, đời sống nhân dân bần cùng, kẻ sống người chết nham nhảm. Khung cảnh xóm ngụ cư ấy đã diễn tả được cái đói đang hoành hành, đời sống nhân dân thê thảm.

b. Cảm nhận về tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ qua  đoạn trích

 - Bằng chiều dài của cuộc đời cơ cực, bà lão ý thức rõ cái éo le, nghịch cảnh cuộc hôn nhân của con bà.

- Bà tủi phận mình vì người ta dựng vợ gả chồng cho con lúc ăn nên làm ra, còn con mình thì lấy vợ trong lúc đói kém, chết chóc đang bủa vây. Bà cũng hiểu ra cái điều: “có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình . Mà con mình mới có vợ được”. Cái cảm giác buồn tủi ấy đã biến thành giọt lệ:“Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà đã rỉ xuống hai dòng nước mắt”. Đó là dòng nước mắt xót xa, buồn tủi, thương cảm, đã chảy xuống bởi sự ám ảnh của cái đói, cái chết .

  - Tuy có buồn, tủi cho cuộc đời mình, cho cái số kiếp éo le của con mình nhưng rồi cái cảm giác ấy cũng dần dần tan đi để nhường chỗ cho niềm vui trước sự thực con bà đã có vợ.

  - Bà lão hi vọng về một ngày mai tươi sáng hơn giữa cái cảnh tối tăm của cái đói, cái chết với niềm tin vào cuộc sống, với cái triết lí dân gian “ai giàu ba họ, ai khó ba đời ?”

c. Đánh giá , nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí của Kim Lân

 - Đặt nhân vật vào tình huống truyện độc đáo để phát hiện vẻ đẹp tâm hồn nhân vật.

- Với năng lực phân tích tâm lí tinh tế, ngôn ngữ chọn lọc và lựa chọn những chi tiết đặc sắc, Kim Lân đã diễn tả đúng tâm lí một bà cụ nông dân nghèo khổ, tội nghiệp nhưng rất hiểu đời và có tấm lòng nhân ái cảm động. 

Bình luận

Giải bài tập những môn khác