Đáp án bài tập trang 7-8 vbt vật lí 9

1. Bài tập trong SBT

2.1. Trên hình 2.1 vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế của ba dây dẫn khác nhau.

a) Từ đồ thị, hãy xác định giá trị cường độ dòng điện chạy qua mỗi dây dẫn khi hiệu điện thế đặt giữa hai đầu dây dẫn là 3 V

b) Dây dẫn nào có điện trở lớn nhất? Giải thích bằng ba cách khác nhau

2.2. Cho điện trở R = 15Ω

a) Khi mắc điện trở này vào hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện chạy qua nó có cường độ bao nhiêu?

b) Muốn cường độ dòng điện chạy qua điện trở tăng thêm 0,3A so với trường hợp trên thì hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở khi đó là bao nhiêu?

2.3. Làm thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế đặt giữa hai đầu điện trở khi đó là bao nhiêu

U (V)01,53,04,56,07,59,0
I (A)00,310,610,901,291,491,78

a) Vẽ sơ đồ biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U

b) Dựa vào đồ thị đó ở câu a, hãy tính điện trở của vật dẫn nếu bỏ qua những sai số trong phép đo

2.4. Cho mạch điện có sơ đồ như hình 2.2, điện trở R1 = 10Ω, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là UMN = 12V

a) Tính cường độ dòng điện I1 chạy qua R1

b) Giữ nguyên I1 = 12V, thay điện trở R1 bằng điện trở R2, khi đó ampe kế (1) chỉ giá trị I= I1/2 . Tính điện trở R2.


2.1. 

a) Từ đồ thị, khi U = 3V thì:

I= 5mA = 0,005A và R1 = U/I1 = 3/0,005 = 600Ω.

I2 = 2mA = 0,002A và R2 = U/I= 3/0,002 = 1500Ω

I3 = 1mA = 0,001A và R3 = U/I3 = 3/0,001 = 3000Ω

b) Ba cách xác định điện trở lớn nhất nhỏ nhất:

Cách 1: Từ kết quả đã tính ở trên (sử dụng định luật Ôm) ta thấy dây dẫn 3 có điện trở lớn nhất, dây dẫn 1 có điện trở nhỏ nhất

Cách 2: Từ đồ thị, không cần tính toán, ở cùng 1 hiệu điện thế, dây dẫn nào cho dòng điện chạy qua có cường độ lớn nhất thì điện điện trở của dây đó nhỏ nhất. Ngược lại, dầy dẫn nào cho dòng điện chạy qua có cường độ nhỏ nhất thì dây đó có điện trở lớn nhất.

Cách 3:

Ta có thể viết: $I=\frac{U}{R}=\frac{1}{R}.U$ → R là nghịch đảo của hệ số góc của các đường thẳng tương ứng trên đồ thị. Đồ thị của dây nào có dộ nghiêng nhiều so trục nằm ngang (trục OU) thì có hệ số góc nhỏ hơn thì có điện trở lớn hơn.

2.2. 

a) Cường độ dòng điện qua điện trở là: I = U/R = 6/15 = 0,4A.

b) Cường độ dòng điện tăng thêm 0,3A tức là I = 0,7A.

Khi đó hiệu điện thế là: U = I × R = 0,7 × 15 = 10,5V.

2.3. 

a) Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế được vẽ như hình vẽ.

b) Điện trở của vật dẫn:

U (V)01,53,04,56,07,59,0
I (A)00,310,610,901,291,491,78
R (Ω)-4,844,925,004,655,035,06

Giá trị trung bình của điện trở:

$\bar{R}=\frac{4,48+4,92+5,00+4,65+5,03+5,06}{6}$

= 4,92Ω ≈ 5Ω

Nếu bỏ qua sai số của các phép đo, điện trở của dây dẫn là: R = 5Ω

Đáp số: R = 5Ω

2.4. Tóm tắt:

R1 = 10Ω, UMN = 12V.

a) I1 = ?; b) I2 = I1/2 ; R2 = ?

Lời giải:

a. Cường độ dòng điện chạy qua R1 là:

$I_{1}=\frac{U_{MN}}{R_{1}}=\frac{12}{10}$=1,2A

b. Điện trở R2:

$R_{2}=\frac{U_{MN}}{I_{2}}=\frac{U_{MN}}{\frac{I_{1}}{2}}=\frac{12}{\frac{1,2}{2}}$=20Ω

Đáp số: 1,2A; 20Ω


Bình luận

Giải bài tập những môn khác