Giải vở BT vật lý 9 bài: Sự nhiễm từ của sắt, thép - Nam châm điện

Hướng dẫn giải vở BT vật lí lớp 9 bài: Sự nhiễm từ của sắt, thép - Nam châm điện. Ngoài việc cung cấp kiến thức và hướng dẫn giải bài tập trong sgk. Tech12h sẽ hướng dẫn các bạn học sinh giải các bài tập trong vở BT. Hi vọng các bạn sẽ nắm được bài tốt hơn.

A. HỌC THEO SGK

I. SỰ NHIỄM TỪ CỦA SẮT,THÉP

1. Thí nghiệm

C1. Khi ngắt điện, ống dây có lõi sắt non mất hết từ tính còn ống dây có lõi thép thì vẫn giữ được từ tính.

2. Kết luận

a) Lõi sắt hoặc lõi thép làm tăng tác dụng từ của ống dây có dòng điện.

b) Khi ngắt điện, lõi sắt non mất hết từ tính, còn lõi thép thì vẫn giữ được từ tính.

II. NAM CHÂM ĐIỆN

C2.

Các bộ phận của nam châm điện:

      + Cấu tạo: gồm một ống dây gồm nhiều vòng dây quấn xung quanh một lõi sắt non.

      + Ý nghĩa của các con số khác nhau ghi trên ống dây

- Số 1A – 22 cho biết ống dây được dùng với dòng điện có cường độ 1A và điện trở của ống dây là 22.

- Số 0, 1000, 15000 ghi trên ống dây cho biết ống dây có thể sử dụng với những số vòng dây khác nhau, tùy theo cách chọn để nối hai dầu dây với nguồn điện. Số vòng dây càng lớn thì nam châm điện càng mạnh.

C3. Trên hình 25.4 SGK , giữa nam châm a và b thì nam châm b mạnh hơn a.

Giữa c và d thì nam châm d mạnh hơn c.

Giữa b, d và e thì nam châm e mạnh hơn b và d.

III. VẬN DỤNG

C4. Mũi kéo hút được các vụn sắt vì mũi kéo bị nhiễm từ và trở thành một nam châm. Mặt khác, kéo làm bằng thép nên khi không còn tiếp xúc với nam châm nữa, nó vẫn giữ được từ tính lâu dài.

C5. Muốn nam châm điện mất hết từ tính thì cần ngắt dòng điện đi qua ông dây của nam châm.

C6. Nam châm điện được tạo ra từ một ống dây dẫn gồm nhiều vòng dây quấn xung quanh một lõi sắt non.

Nam châm điện lợi hơn nam châm vĩnh cửu ở chỗ:

- Có thế chế tạo nam châm điện cực mạnh bằng cách tăng số vòng dây và tăng cường độ dòng điện đi qua ống dây.

- Chỉ cần ngắt dòng điện đi qua ống dây làm nam châm mất hết từ tính

- Có thể thay đổi tên từ cực của nam châm điện bằng cách đổi chiều dòng điện qua ống dây.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. Bài tập trong SBT

25.1. Nam châm điện gồm một cuộn dây dẫn quấn quanh một lõi sắt non có dòng điện chạy qua

a) Nếu ngắt dòng điện thì nó còn tác dụng từ nữa không?

b) Lõi của nam châm điện phải là sắt non, không được là thép. Vì sao?

25.2. Trong nam châm điện được vẽ trên hình 25.1 SBT, nếu thay lõi sắt non bằng lõi niken thì:

a) Từ trường có mạnh hơn cuộn dây không có lõi không.

b) Đầu A của cuộn dây là cực gì.

25.3. Trên hình 25.2 SBT vẽ một số kẹp giấy bằng sắt bị hút dính vào các cực của thanh nam châm.

a) Có thể khẳng định các kẹp sắt này đã trở thành nam châm được không? Vì sao?

b) Nếu khẳng định các kẹp sắt đã trở thành nam châm thì hãy xác định tên từ cực của một trong số các nam châm này.

c) Từ kết quả trên, hãy giải thích vì sao nam châm lại hút được các vật bằng sắt, thép khi đặt gần nó.

25.4. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có khả năng nhiễm từ và trở thành nam châm vĩnh cửu.

A. Một vòng dây dẫn bằng thép được đưa lại gần một cực nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn, rồi đưa ra xa.

B. Một vòng dây dẫn bằng sắt non được đưa lại gần một cực nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn rồi đưa ra xa.

C. Một vòng dây bằng sắt non được đưa lại gần một đầu nam châm điện mạnh trong thời gian dài, rồi đưa ra xa

D. Một lõi sắt non được đặt trong lòng một cuộn dây có dòng điện với cường độ lớn trong một thời gian dài rồi đưa ra xa.

2. Bài tập bổ sung

25.a. Một ống dây có dòng điện chạy qua được đặt gần một kim nam châm như mô tả trên hình 25.2. Người ta thấy kim nam châm đứng yên hãy kể ra những cách làm với ống dây ấy để kim nam cham bị hút về phía ống dây.

25.b. Một ống dây dẫn bên trong có một lõi sắt non ,được đặt khá gần một kim nam châm như mô tả trên hình 25.3. Hiện tượng gì sẽ xảy ra với kim nam châm khi đóng công tắc cho dòng điện chạy qua ống dây ?

A. Kim nam châm vẫn đứng yên

B. Kim nam châm bị hút ngay về phía ống dây

C. Kim nam châm bị đẩy ra xa ống dây và dừng lại,dây treo kim nam châm tạo thành với phương thẳng đứng một góc nào đó

D. Lúc đầu kim nam châm bị đẩy ra xa ống dây và ngay sau đó nó xoay đầu kia về phía ống dây và bị hút về phía ống dây.

Từ khóa tìm kiếm: giải vở bt, hướng dẫn giải vbt lí 9, vở bài tập lí 9, giải vbt lí 9 bài Sự nhiễm từ của sắt, thép - Nam châm điện

Bình luận

Giải bài tập những môn khác