Giải vở BT vật lý 9 bài: Hiện tượng cảm ứng điện từ

Hướng dẫn giải vở BT vật lí lớp 9 bài: Hiện tượng cảm ứng điện từ. Ngoài việc cung cấp kiến thức và hướng dẫn giải bài tập trong sgk. Tech12h sẽ hướng dẫn các bạn học sinh giải các bài tập trong vở BT. Hi vọng các bạn sẽ nắm được bài tốt hơn.

A. HỌC THEO SGK

I. CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐINAMO Ở XE ĐẠP

Liệu có phải nhờ nam châm mà tạo ra dòng điện không?

Nhờ nam châm mà tạo ra dòng điện.

II. DÙNG NAM CHÂM ĐỂ TẠO RA DÒNG ĐIỆN

1. Dùng nam châm vĩnh cửu

Thí nghiệm 1

C1. Trong cuộn dây dẫn xuất hiện dòng điện cảm ứng khi:

- Di chuyển nam châm lại gần cuộn dây.

- Di chuyển nam châm ra xa cuộn dây.

C2. Nếu để nam châm đứng yên và cho cuộn dây chuyến động lại gần hay ra xa nam châm thì cuộn dây có xuất hiện dòng điện

Nhận xét 1:

Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi ta đưa một cực nam châm lại gần hay ra xa một đầu cuộn dây đó hoặc ngược lại.

2. Dùng nam châm điện

Thí nghiệm 2

C3. Trong cuộn dây có mắc đèn LED xuất hiện dòng điện khi:

- Trong khi đóng mạch điện của nam châm điện.

- Trong khi ngắt mạch điện của nam châm điện.

Nhận xét 2:

Dòng điện xuất hiện ở cuộn dây dẫn kín khi đóng hoặc ngắt mạch điện của nam châm nghĩa là trong thời gian từ trường của nam châm điện biến thiên.

III. HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

- Dòng điện được tạo ra bằng cách dùng nam châm gọi là dòng điện cảm ứng.

- Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.

C4. Cho nam châm quay trước cuộn dây thì trong cuộn dây sẽ liên tục có dòng điện cảm ứng. Ta thấy hai đèn LED luôn thay phiên nhau sáng.

C5.

Có phải nhờ nam châm mà tạo ra được dòng điện trong đinamô xe đạp không ?

Nhờ nam châm ta có thể tạo ra dòng điện với điều kiện sau có sự chuyển động tương đối giữa nam châm và cuộn dây để có sự thay đổi các đường sức từ gửi qua cuộn dây.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. Bài tập trong SBT

31.1. Cách làm nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng

A. Nối hai cực của pin vào hai cực của hai đầu cuộn dây dẫn

B. Nối hai cực của nam châm với hai đầu cuộn dây dẫn

C. Đưa một cực của acquy từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín

D. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.

31.2. Đưa một cực của nam châm lại gần một cuộn dây dẫn kín ( Nghĩa là nam châm chuyển động tương đối so với cuộn dây) thì trong cuộn dây dẫn có dòng điện cảm ứng. Hãy làm thí nghiệm để tìm xem có trường hợp nào nam châm chuyển động so với cuộn dây mà trong cuộn dây không xuất hiện dòng điện

31.3. Trong thí nghiệm ở hình 31.3 SGK, làm thế nào để có thể tạo ra dòng điện cảm ứng trong cuộn dây kín nếu để công tác của nam châm điện luôn đóng?

31.4. Hãy nghĩ ra một cách khác so với những cách đã nêu trong SGK và trong các bài tập trên khi dùng nam châm điện (hoặc nam châm vĩnh cửu) để tạo ra dòng điện cảm ứng. Đến lớp kiểm tra lại bằng thí nghiệm.

2. Bài tập bổ sung

31.a. Hãy dự đoán xem trong thí nghiệm ở hình 31.2 khi cho nam châm quay quanh trục thẳng đứng thì các đèn LED mắc vào hai đầu cuộn dây có sáng không? Hãy làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán

31.b. Trong thí nghiệm ở hình 31.3 khi cho con chạy C của biến trở di chuyển từ phải sang trái thì trong cuộn dây dẫn kín B có xuất hiện dòng điện cảm ứng không?

Hãy chỉ ra thí nghiệm này tương tự thí nghiệm nào trong SGK?

Từ đó suy ra dự đoán và sau đó làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán.

Từ khóa tìm kiếm: giải vở bt, hướng dẫn giải vbt lí 9, vở bài tập lí 9, giải vbt lí 9 bài Hiện tượng cảm ứng điện từ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác