Có ý kiến cho rằng, trong các di sản văn hoá vật thể, chỉ cần bảo vệ di tích lịch sử – văn hoá và danh lam thắng cảnh,

8. Có ý kiến cho rằng, trong các di sản văn hoá vật thể, chỉ cần bảo vệ di tích lịch sử – văn hoá và danh lam thắng cảnh, vì đây là nơi có nhiều khách du lịch đến tham . quan, mang lại nguồn lợi kinh tế; còn các di vật, bảo vật quốc gia thì không cần bảo vệ, vì những đồ vật này không sử dụng được trong cuộc sống, không mang lại lợi ích kinh tế. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?

9. Chủ nhật vừa qua lớp em tổ chức một buổi sinh hoạt tập thể, đi tham quan Bến tàu không số Hải Phòng. Đa số các bạn trong lớp đều rất hào hứng khi được tham quan di tích lịch sử – văn hoá này. Tuy vậy, vẫn có mấy bạn không tham gia, vì cho rằng học sinh không có trách nhiệm phải hiểu biết về di sản văn hoá, nên không cần thiết phải tham quan.

a) Em nhận xét thế nào về ý thức của các bạn không đi tham quan Bến tàu không số Hải Phòng?

b) Theo em, học sinh trung học có cần tìm hiểu về di sản văn hoá của đất nước hay không? Vì sao?

10. Khi tranh luận về di sản văn hoá của dân tộc, các bạn lớp T có các ý kiến khác nhau. Theo em, những ý kiến nào sau đây là đúng? (Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Di sản văn hoá là bất kì bài hát, điệu múa, làn điệu dân ca nào.

B. Di sản văn hoá của dân tộc nói chung là những phong tục, tập quán, các món ăn hằng ngày.

C. Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm do các thế hệ trước tạo ra, được lưu truyền đến các thế hệ sau, có giá trị đối với đất nước.

D. Danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp do con người làm ra.

E. Danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp do thiên nhiên tạo ra như vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng,...

G. Di sản văn hoá vật thể quan trọng hơn di sản văn hoá phi vật thể.

H. Di sản văn hoá nào cũng có ý nghĩa quan trọng đối với đất nước, con người và xã hội.

11. Một tấm bia Di tích lịch sử – văn hoá quốc gia đường Hồ Chí Minh đã bị các quán ăn, nhà hàng lấn chiếm đất, tiến sát đến chân công trình; tệ hơn nữa, các thông tin trên tấm bia đã bị đục xoá. Điều này đã làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông, làm mất vẻ trang nghiêm, biến dạng hoàn toàn di tích lịch sử – văn hoá quốc gia này.

a) Em nhận xét thế nào về hành vi lấn chiếm đất Khu di tích lịch sử – văn hoá quốc gia trên đường Hồ Chi Minh?

b) Nếu được góp ý, em có thể nói gì với những người có hành vi này?

12. Em hãy sưu tầm, tìm hiểu và kể lại một di sản văn hoá ở quê mình hoặc ở nơi khác theo gợi ý:

– Tên, sự tích (tóm tắt) của di sản văn hoá.

– Ý nghĩa của di sản văn hoá đối với quê hương, đất nước.

– Tình hình giữ gìn, bảo tồn và hát huy giá trị của di sản văn hoá.

13. Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ về các lễ hội, các danh lam thắng cảnh, các địa danh gắn với di sản văn hoá của đất nước.

14. Là công dân – học sinh, em đã và sẽ làm gì để góp phần bảo vệ di sản văn hoá?


8. Em không đồng tính với quan điểm trên bởi dù là di sản di tích nào đi chăng nữa đều phải bảo tồn

9. 

a. Ý thức của các bạn là chưa được xem là yêu quê hương, yêu các truyền thống mà quê hướng để lại

b. Học sinh cần tham qua các buổi tham quan để học hỏi và tìm hiểu các di tích đó.

10. C, E, H

11. 

a. Đây là một hành động đáng lên án, và cần được xử lí theo quy định của phát luật

b. Em sẽ nói về hậu quả mà nó mang lại để  người ta có thể nhìn và sửa đổi.

12. Hội An là một thị xã cổ của người Việt, nằm bên bờ sông Thu Bồn thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía Nam.Khi xưa nơi đây đã có một thời nổi tiếng trên thương trường quốc tế với tên gọi Faifoo mà các thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Italia… đã biết đến từ thế kỷ 16, 17. Thời đó, thương cảng Hội An đã thịnh vượng và là trung tâm buôn bán lớn của vùng Đông Nam Á, một trong những trạm đổ chính của thương thuyền vùng Viễn Đông. Là một kiểu cảng thị truyền thống Đông Nam Á duy nhất ở Việt Nam và hiếm có trên thế giới, Hội An giữ được gần như nguyên vẹn hơn một nghìn di tích kiến trúc như phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ, mộ cổ... Các kiến trúc vừa có sắc thái nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, vừa thể hiện sự giao lưu hội nhập văn hóa với các nước phương Đông và phương Tây.

13. Tiếc thay cây quế giữa rừng,Để cho thằng Mán, thằng Mường nó leo.

Hay: Tiếc thay hạt gạo trắng ngần,Đã vò nước đục lại vần lửa rơm.

14. 

- Quảng bá, thông tin cho mọi người biết đến nhiều hơn

- Khôgn vứt rác thải bừa bãi

 


Bình luận

Giải bài tập những môn khác