Chọn phân tích một đoạn văn mà ở đó người kể chuyện ngôi thứ ba đã trần thuật câu chuyện theo điểm nhìn của nhân vật. Vì sao có thể xem đoạn văn đó cũng đã thực hiện việc trần thuật theo điểm nhìn bên trong?

Câu 5. Chọn phân tích một đoạn văn mà ở đó người kể chuyện ngôi thứ ba đã trần thuật câu chuyện theo điểm nhìn của nhân vật. Vì sao có thể xem đoạn văn đó cũng đã thực hiện việc trần thuật theo điểm nhìn bên trong?


Trong đoạn văn “Giữa cái cảnh tối sầm ….ra hiệu bằng lòng”, nhà văn Kim Lân đã sử dụng ngôi kể thứ 3 để trần thuật câu chuyện theo điểm nhìn của nhân vật. Qua một tình huống độc đáo - Tràng nhặt được vợ - nhà văn phát hiện khát vọng đáng trân trọng của người nông dân ngay khi cận kề cái chết. Trong đoạn văn này, tác giả sử dụng điểm nhìn của người kể chuyện để kể lại câu chuyện theo theo điểm nhìn của nhân vật. Bằng việc kết hợp miêu tả sự vật quang cảnh bên ngoài (Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy,.... một người đàn bà nữa) và cảm nhận, ý thức của nhân vật Tràng (Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường) đã giúp đoạn văn trở lên độc đáo, có chiều sâu. Tràng dẫn người đàn bà này về làm vợ, xây dựng gia đình, sinh con đẻ cái để tiếp nối sự sống. Giọng văn thật dồn nén và gây cảm xúc mạnh, mộc mạc mà lôi cuốn. Qua những chi tiết Tràng cùng vợ đi về nhà, tác giả đã làm nổi bật chủ nghĩa nhân đạo trong văn học nước nhà.

Có thể xem đoạn văn đó cũng đã thực hiện việc trần thuật theo điểm nhìn bên trong vì: Khi người kể chuyện ngôi thứ ba thực hiện việc trần thuật câu chuyện theo điểm nhìn của nhân vật Tràng cũng là khi trần thuật theo điểm nhìn bên ngoài đã được thay thế bằng trần thuật theo điểm nhìn bên trong.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác