Chỉ ra mối liên hệ giữa phần mở đầu và phần kết thúc tác phẩm. Mối liên hệ đó thể hiện cách nhà văn Nam Cao nhìn nhận về hiện tượng Chí Phèo như thế nào?

Câu 5. Chỉ ra mối liên hệ giữa phần mở đầu và phần kết thúc tác phẩm. Mối liên hệ đó thể hiện cách nhà văn Nam Cao nhìn nhận về hiện tượng Chí Phèo như thế nào?


-  Tác phẩm được mở đầu khi sự việc đã xảy ra và kết thúc khi sự việc chưa được giải quyết triệt để: 

  • “Chí Phèo” của Nam Cao mở ra bằng chi tiết tiếng chửi của Chí. Đây là cách giới thiệu trực tiếp nhân vật và mở đầu không theo trình tự thời gian mà đi thẳng vào giữa truyện. Chi tiết tiếng chửi thể hiện tâm trạng bi phẫn, bất mãn, một trái tim đau đớn, vật vã, giằng xé, một tâm hồn tuyệt vọng khi bị xã hội khai trừ, bị cự tuyệt quyền làm người. Nhà văn như đã hóa thân vào nhân vật, đồng cảm và nói hộ nỗi đau của thân phận Chí Phèo. 

  • Kết thúc truyện đã thể hiện sự bế tắc, đau khổ của nông dân trong xã hội xưa, qua đó lên án xã hội đen tối đã đẩy con người đến bước đường cùng, không lối thoát. Đó còn là sự trăn trở của nhà văn Nam Cao về số phận con người: Làm thế nào để "giải thoát" cho con người khỏi những đắng cay, đau khổ? Cách kết thúc cũng bộc lộ tinh thần nhân đạo sâu sắc của nhà văn, đó sự đồng cảm, thấu hiểu, xót thương cho số phận bất hạnh, là niềm tin, sự trân trọng vào những giá trị tốt đẹp của con người.

- Bằng việc mở đầu và kết thúc như trên, tác giả đã tạo ra kết cấu vòng tròn. Sự việc Chí Phèo ra đời, lớn lên, trưởng thành, đau khổ cho đến kết thúc là con Chí Phèo ra đời lại sẽ tiếp tục cái vòng luẩn quẩn ấy.

- Mở đầu là sự ra đời của Chí Phèo trong cái lò gạch cũ bỏ hoang và kết thúc tác phẩm là sự ra đời của con Chí Phèo cũng trong cái lò gạch cũ đã tạo ra kết cấu đầu cuối tương ứng. 

=> Nhà văn đã gợi mở cho ta thấy được bản chất tốt đẹp, khả năng lương thiện của Chí Phèo để ta trân trọng khát vọng sống, khát vọng được làm người của Chí Phèo, lên tiếng đòi quyền sống, quyền làm người cho người nông dân. Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao là một bức thông điệp của nhà văn tố cáo chế độ thực dân phong kiến, đẩy con người đến bước đường cùng đen tối, trở nên biến chất tha hóa nhưng đồng thời, cũng đòi quyền sống cho con người.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác