Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Ngữ văn 11 kết nối bài 5: Sống, hay không sống - đó là vấn đề (Trích Hăm-lé t- Hamlet, Uy-li-am Sếch - xpia - William Shakespeare)

3. VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1: Chỉ ra tính chất bi kịch của xung đột được thể hiện qua lời độc thoại của Hamlet. Theo bạn, trong xã hội hiện đại, xung đột đó có còn tồn tại hay không? Căn cứ để bạn nêu ý kiến về vấn đề này là gì?

Câu 2: Nhận xét về ngôn ngữ của văn bản.

 


Câu 1: 

– Bi kịch của xung đột được thể hiện qua lời độc thoại của Hamlet được thể hiện ở sự giằng xé của bản thân giữa một bên là sống vì bản thân mình, một bên là sống vì trách nhiệm. Thật khó để cân bằng cả hai.

– Theo em, trong xã hội hiện đại, xung đột như vậy vẫn còn tồn tại nhưng nó luôn được chuyển hóa linh hoạt. Xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng bận rộn, đôi khi họ không có thời gian để sống cho chính mình mà chỉ sống vì trách nhiệm.

– Một ví dụ điển hình có thể kể đến như những người đi làm. Có lẽ ai cũng muốn có thời gian để đi chơi, để đi du lịch, sống vì bản thân nhưng vì họ phải lo cho gia đình, con cái nên phải từ bỏ cuộc sống theo ý mình, làm việc, kiếm tiền với hy vọng về một cuộc sống khá giả hơn, con cái no ấm, hạnh phúc. Nhưng đổi lại, nó mang đến cho họ một niềm hạnh phúc khác, đó là niềm hạnh phúc con cái mạnh khỏe, cuộc sống ấm no và cảm thấy ranh giới giữa vì bản thân và vì trách nhiệm dần mờ đi bởi họ đã tìm được một niềm hạnh phúc khác. Suy nghĩ đó sẽ giúp họ từ bỏ được cuộc sống vị kỷ của bản thân, suy nghĩ thoáng ra và làm được nhiều việc ý nghĩa hơn.

 

Câu 2: 

– Ngôn ngữ trong đoạn kịch không tự nhiên, không thiên về ngôn ngữ nói. Ngôn ngữ trong đoạn kịch đã được xây dựng lại, mang thiên hướng của ngôn ngữ viết, mang tính nghệ thuật, trừu tượng, triết lí.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác