Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Lịch sử 7 Chân trời bài 7: Các thành tựu văn háo chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
III. VẬN DỤNG
Câu 1: Lập bảng thể hiện các thành tựu văn hóa của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX?
Câu 2: Ở Trung Quốc thời phong kiến, loại hình kiến trúc cung điện phát triển, đạt được nhiều thành tựu như thế nào?
Câu 3: Em có nhận sét gì về sử học của Trung Quốc thời phong kiến?
Câu 1:
Lĩnh vực | Thành tựu |
Tư tưởng- tôn giáo | - Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống, giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến Trung Quốc. Là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến. - Phật giáo tiếp tục phát triển, thịnh đạt nhất dưới thời Đường. Nhiều vị vua tôn sùng đạo Phật, cho xây chùa, đúc tượng, in kinh,... |
Sử học | Thời Đường, cơ quan ghi chép sử được thành lập. Nhiều bộ sử thi lớn được biên soạn như: Minh sử, Thanh thực lục, Tứ khổ toàn thư,... |
Văn học | - Thơ phát triển mạnh dưới thời Đường. Tiêu biểu là các nhà thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,... - Tiểu thuyết phát triển mạnh ở thời Nguyên đến thời Thanh. Tiêu biểu là các tác phẩm: Thủy hử của Thi Nại Am, Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần,... |
Khoa học kĩ thuật | Đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực hàng hải, nghề in, làm giấy, gốm, dệt, luyện sắt,... và kĩ thuật xây dựng các cung điện phục vụ cho chế độ phong kiến. |
Kiến trúc, điêu khắc | - Xây dựng nhều cung điện cổ kính, nổi tiếng với phong cách đặc sắc như: Cố Cung Viên Minh Viên, Tử Cấm Thành,... - Những bức họa đạt tới đỉnh cao, những bức tượng Phật tinh xảo, sinh động,... đã chứng tỏ sự tài hoa và sáng tạo của nghệ nhân Trung Quốc. |
Câu 2:
- Ở Trung Quốc thời phong kiến, loại hình kiến trúc cung điện phát triển, đạt được nhiều thành tựu, tiêu biểu là công trình: Tử Cấm Thành
- Chùa Thiên Ninh, chùa Thiếu Lâm thuộc loại hình kiến trúc tôn giáo; Thập Tam lăng thuộc loại hình kiến trúc lăng tẩm.
Câu 3:
- Về sử học: Trung Quốc có truyền thống biên soạn lịch sử, được thực hiện bởi cả nhà nước và tư nhân.
+ Vào thời Đường, cơ quan chép sử nhà nước được thành lập, gọi là Sử quán.
+ Nền sử học Trung Quốc có nhiều công trình lớn, tiêu biểu là 26 bộ sử của các triều đại, như: Tống sử, Nguyên sử, Minh sử, Thanh thực lục.... và sự ra đời của nhiều bộ bách khoa thư đồ sộ, như Vĩnh Lạc đại điển (thời Minh), Tứ khổ toàn thư (thời Thanh),...
Bình luận