Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Lịch sử 7 Chân trời bài 7: Các thành tựu văn háo chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
II. THÔNG HIỂU
Câu 1: Kể tên các tác phẩm được gọi là “tứ đại danh tác” của Trung Quốc?
Câu 2: Em hãy cho biết các thành tựu của điêu khắc, kiến trúc, hội họa của Trung Quốc thời phong kiến?
Câu 3: Trong quan điểm của Nho giáo, “Tam cương ngũ thường” được hiểu là gì?
Câu 4: Vì sao Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc?
Câu 5: Em có nhận xét gì về tư tưởng và tôn giáo chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX?
Câu 1:
Tiểu thuyết ra đời từ thời Nguyên và đạt đỉnh cao dưới thời Minh - Thanh, trong đó có bốn tác phẩm được gọi là “tứ đại danh tác” của Trung Quốc là
- Thủy hử (Thi Nại Am)
- Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung)
- Tây du kí (Ngô Thừa Ân)
- Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần).
Câu 2:
Nghệ thuật Trung Quốc thời phong kiến đạt đến trình độ cao với phong cách độc đáo cả về kiến trúc, điêu khắc, hội họa và thư pháp:
- Kiến trúc: Có 3 loại hình:
+ Kiến trúc cung điện, ví dụ: Tử Cấm Thành…
+ Kiến trúc lăng tẩm, ví dụ: Thập Tam Lăng…
+ Kiến trúc tôn giáo, ví dụ: chùa Thiên Ninh, chùa Thiếu Lâm
- Điêu khắc: Phong phú về đề tài và chất liệu, tiêu biểu nhất là: tượng Phật nghìn mắt nghìn tay, tượng Phật trên núi Lạc Sơn….
- Hội họa: nổi tiếng là tranh thủy mặc (vẽ bằng mực tàu), nghệ thuật vẽ tranh họa pháp kết hợp với nghệ thuật viết chữ thư pháp.
Câu 3:
Trong quan điểm của Nho giáo, “Tam cương ngũ thường” được hiểu là:
- Tam cương là coi trọng 3 mối quan hệ cơ bản: vua – tôi, cha – con, chồng – vợ
- Ngũ thường là 5 đức tính tốt đẹp của người quân tử, gồm: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín.
Câu 4:
Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc, vì: Nho giáo tạo ra hệ thống tôn ti, trật tự, lễ giáo phục vụ cho sự thống trị của giai cấp phong kiến.
Câu 5:
- Nho giáo là hệ tư tưởng thống trị trong đời sống chính trị, xã hội Trung Quốc. Thời Tùy, Đường, hệ thống khoa cử được mở rộng, từng bước đưa các nho sĩ trở thành trụ cột của nền hành chính. Nho giáo cũng thúc đẩy sự phát triển của tri thức và văn hoá Trung Quốc.
- Dưới thời Đường, Phật giáo rất thịnh hành và được đông đảo các tầng lớp xã hội tôn sùng. Nhiều vị hoàng đế cho xây chùa, đúc chuông, tạc tượng, in kinh Phật.
Bình luận