Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Lịch sử 7 Chân trời bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1226)

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Trước mưu đồ của nhà Tống, nhà Lý đã chuẩn bị đối phó như thế nào? Chủ trương đối phó của Lý Thường Kiệt, kết quả của chủ trương đó.

Câu 2: Bằng việc sưu tầm tài liệu, hãy kể về tiểu sử và công lao của Lý Thường Kiệt?

Câu 3: Mô tả vài nét về phòng tuyến Như Nguyệt. Phòng tuyến sông Như Nguyệt đã ghi dấu ấn trong việc đánh bại quân nhà Tống như thế nào?


Câu 1: 

- Nhà Lý chuẩn bị đối phó:

+ Cử Lý Thường Kiệt là người chỉ huy, tổ chức kháng chiến.

+ Cho quân đội luyện tập và canh phòng suốt ngày đêm.

+ Các tù trưởng được phong chức tước cao, được mộ thêm binh đánh trả các cuộc quấy phá, làm thất bại âm mưu dụ dỗ của nhà Tống.

+ Đánh Chăm-pa, phá tan âm mưu phối hợp của nhà Tống.

- Chủ trương đối phó của Lý Thường Kiệt:

+ Trước tình hình nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đã nhận định “Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”

+ Tháng 10-1075, Lý Thường Kiệt đích thân chỉ huy hơn 10 vạn quân thủy, bộ chia làm hai đạo tiến vào đất Tống, chủ động thực hiện chủ trương “tiến công trước để tự vệ” Đây thực sự là một chủ trương sáng tạo, độc đáo, rất chủ động của Lý Thường Kiệt.

+ Trước tình hình quân xâm lược đang đến gần, nhằm giành thế chủ động, tiêu hao sinh lực địch ngay từ lúc chúng chưa tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược.

- Kết quả: Cuộc tiến công để tự vệ diễn ra sau 42 ngày chiến đấu, quân Lý đã hạ được thành Ung Châu – căn cứ mạnh nhất của quân Tống, tiêu hủy kho lương dự trữ rồi nhanh chóng rút quân về nước, chuẩn bị phòng tuyến chặn giặc.

Câu 2:

- Lý Thường Kiệt sinh năm 1019 tại căn nhà của một võ quan ở phường Thái Hòa, con trai đầu lòng của Ngô An Ngữ và bà họ Hàn, ra đời Lý Thường Kiệt được đặt tên là Ngô Tuấn.

- Dưới thời Lý Thánh Tông, ông An Ngữ mất, chồng của cô ruột là Tạ Đức đưa Lý Thường Kiệt về nuôi, dạy văn, võ. Năm 18 tuổi (1036), khi mẹ mất Ngô Tuấn được vua tin yêu thăng thưởng dần lên chức Đô trị và được đổi sang họ vua gọi là Lý Thường Kiệt.

- Năm 1061, được vua cử vào trấn giữ vùng núi Thanh – Nghệ hiểm trở, ông đã làm cho dân no ấm, biên cương được bảo vệ vững vàng.

- Năm 1075, nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt tâu với Thái hậu Ỷ Lan rằng: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước”. Thái hậu đồng ý cho Lý Thường Kiệt và Tông Đàn mang quân đánh Ung Châu. Sau đó Lý Thường Kiệt cho xây dựng tuyến phòng thủ ở sông Như Nguyệt.

- Năm 1077, nhà Tống mang quân đến sông Như Nguyệt bị quân Lý Thường Kiệt bao vây đánh tơi bời. Lý Thường Kiệt đã chủ động đề nghị “giảng hòa” để cho quân Tống có lối thoát rút quân về nước. Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi vẻ vang.

Câu 3:

– Vài nét về phòng tuyến Như nguyệt:

+ Sông Như Nguyệt là đoạn sông Cầu chảy qua huyện Yên Phong (bờ Bắc là Bắc Giang, bờ Nam là Bắc Ninh ngày nay). Đây là đoạn sông có vị trí rất quan trọng, vì nó án ngữ mọi con đường từ phía Bắc chạy về Thăng Long.

+ Phòng tuyến dài gần 100 km, được đắp bằng đất cao, vững chắc, bên ngoài có mấy lớp giàu tre dày đặc. Dưới bãi sông còn có những hố chông ngầm, tất cả hợp thành một chiến lũy vững kiên cố.

+ Quân chủ lực do Lý Thường Kiệt chỉ huy, trực tiếp đóng giữ phòng tuyến quan trọng này gồm cả thủy binh và bộ binh.

– Phòng tuyến sông Như Nguyệt đã ghi dấu ấn:

+ Tháng 1-1077, quân Tống chia làm hai đạo tiến vào xâm lược Đại Việt. Cánh quân bộ do Quách Quỳ chỉ huy vượt qua vùng biên giới Đông Bắc nước ta. Trên đường vào Thăng Long chúng đã bị chặn đứng trước phòng tuyến sông Như Nguyệt. Còn cánh quân thủy do Hòa Mậu chỉ huy tiến vào vùng ven biển Đông Bắc bị chặn đánh liên tiếp nên không thể tiến sâu vào nội địa để hỗ trợ cho quân bộ.

+ Trong tình thế đó, Quách Quỳ nhiều lần cho quân vượt sông Như Nguyệt nhưng đều bị đẩy lùi về phía bờ Bắc.

+ Cuối Xuân năm 1077, Lý Thường Kiệt quyết định mở cuộc tấn công lớn. Vào ban đêm, quân ta lặng lẽ vượt sông Như Nguyệt, đánh thẳng vào trại quân Tống. Quân giặc thua to, lâm vào tình thế khó khăn, tuyệt vọng. Lý Thường Kiệt đề nghị giảng hòa để tạo cho quân Tống lối thoát rút quân về nước.

+ Trận đánh trên phòng tuyến sông Như Nguyệt đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Tống, giữ vững nền độc lập, tự chủ cho đất nước.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác