Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Lịch sử 7 Chân trời bài 11: Khái quát về Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI
III. VẬN DỤNG
Câu 1: Tín ngưỡng – tôn giáo của các vương quốc Đông Nam Á thời phong kiến đạt những thành tựu gì?
Câu 2: Em có nhận xét gì về chữ viết và nền văn học của các quốc gia Đông Nam Á thời phong kiến?
Câu 3: Kể tên một số công trình đặc sắc của cư dân Đông Nam Á để lại?
Câu 1:
Tín ngưỡng – tôn giáo:
- Từ thế kỉ XIII, Phật giáo Tiểu thừa được truyền bá và phổ biến ở Đông Nam Á như ở Lan Xang Cam-pu-chia,...
- Nhiều ngôi chùa mới được xây dựng, không chỉ là nơi thờ phụng mà còn là trung tâm văn hóa.
- Hồi giáo theo chân thương nhân Ả Rập, Ấn Độ du nhập vào Đông Nam Á từ thế kỉ XII – XIII.
Câu 2:
Chữ viết – văn học:
- Đầu thế kỉ XIII, chữ Thái được hình thành dựa trên hệ thống chữ Phạn của người Ấn Độ; chữ Lào ra đời khoảng thế kỉ XIV.
- Thời phong kiến phương Bắc đô hộ Việt Nam, trên cơ sở chữ Hán của Trung Quốc, người Việt đã tạo ra chữ Nôm.
- Văn học dân gian tiếp tục phát triển ở các vương quốc Đông Nam Á. Đồng thời, dòng văn học chữ viết xuất hiện và phát triển mạnh mẽ.
Câu 3:
Một số công trình đặc sắc của cư dân Đông Nam Á để lại:
- Hoàng thành Thăng Long (Đại Việt)
- Đền tháp Ăng-co (Cam-pu-chia)
- Thành cổ Pa-gan, chùa Suê-đa-gon (Mi-an-ma)
- Đền tháp A-giút-thay-a (Thái Lan)
Bình luận