Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Lịch sử 7 Chân trời bài 11: Khái quát về Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI
II. THÔNG HIỂU
Câu 1: Nửa sau thế kỉ X - XVI, là thời kì phát triển thịnh vượng nền kinh tế khu vực Đông Nam Á như thế nào?
Câu 2: Từ thế kỉ XIII, tôn giáo nào được du nhập vào Đông Nam Á?
Câu 3: Trong các thế kỉ X - XV, tôn giáo nào phát triển rực rỡ? Ở vương quốc Pa-gan, Đại Việt, Cam-pu-chia và các vương quốc nói tiếng gì?
Câu 4: Kể tên một số tác phẩm văn học nổi tiếng của Đông Nam Á ra đời trong thời kì từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI?
Câu 5: Vì sao nói giai đoạn từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI là giai đoạn phát triển rực rỡ của nền nghệ thuật truyền thống Đông Nam Á?
Câu 1:
- Nửa sau thế kỉ X - XVI, là thời kì phát triển thịnh vượng nền kinh tế khu vực Đông Nam Á:
+ Các quốc gia có nền nông nghiệp trù phú như A-út-thay-a, Đại Việt…
+ Các quốc gia mạnh về thương mại biển như Mô-giô-pa-hit, Ma-lắc-ca….
+ Ma-lắc-ca là vương quốc phát triển thịnh vượng ở Đông Nam Á.
Câu 2:
Thế kỉ XIII, Hồi giáo bắt đầu du nhập vào Đông Nam Á và trở thành quốc giáo của nhiều vương quốc vùng hải đảo.
Câu 3:
Phật giáo phát triển rực rỡ ở vương quốc Pa-gan, Đại Việt, các vương quốc nói tiếng Thái và Cam-pu-chia.
Câu 4:
Một số tác phẩm văn học nổi tiếng của Đông Nam Á ra đời trong thời kì từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI:
- “Đám cưới A-giu-na-vi-va-ha” của nhà thơ người Gia-va, Kan-va, thế kỉ XI
- “Đại Việt sử ký” của Lê Văn Hựu, thế kỉ XIII
- Sử thi “Na-ga-ra-kri-ta-ga-ma” của Mô-giô-pa-hit, thế kỉ XIV
- “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, thế kỉ XV
Câu 5:
Giai đoạn từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI là giai đoạn phát triển rực rỡ của nền nghệ thuật truyền thống Đông Nam Á vì:
- Trước hết phải kể đến các quần thể kiến trúc ở Pa-gan, Ăng-co, Thăng Long
- Nhiều tác phẩm điêu khắc gỗ của Đại Việt điêu khắc đá của Cam-pu-chia hay những bức bích họa màu sắc rực rỡ vẽ trên những ngôi chùa Pa-gan vào các thế kỉ XII – XIII vẫn được xem là những kiệt tác nghệ thuật của khu vực và thế giới.
Bình luận