Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Địa lí 8 kết nối bài 2: Địa hình Việt Nam
3. VẬN DỤNG (7 câu)
Câu 1: Địa hình vùng đồi núi có thuận lợi và khó khăn gì đối với khai thác kinh tế?
Câu 2: Địa hình bờ biển và thềm lục địa có ảnh hưởng như thế nào đối với phát triển các ngành kinh tế biển ở nước ta?
Câu 3: Vì sao địa hình nước ta có sự phân bậc?
Câu 4: Giải thích lí do địa hình đồi núi nước ta bị xâm thực mạnh?
Câu 5: Có ý kiến cho rằng “Địa hình nước ta là dạng địa hình già được nâng cao trẻ lại”? Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?
Câu 6: Vì sao địa hình nước ta nhiều đồi núi và chủ yếu là đồi núi thấp?
Câu 7: Tại sao các dãy núi ở nước ta lại có hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung?
Câu 1:
* Thuận lợi:
- Đối với nông, lâm nghiệp:
+ Nguồn nông sản phong phú → phát triển ngành lâm nghiệp.
+ Các đồng cỏ tự nhiên rộng lớn → phát triển chăn nuôi gia súc lớn.
+ Thổ nhưỡng và khí hậu → thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả.
- Đối với công nghiệp:
+ Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng → phát triển các ngành công nghiệp khai thác.
+ Sông ngòi có nhiều thác ghềnh → Tiềm năng thủy điện rất lớn.
- Đối với du lịch:
+ Khí hậu mát mẻ
+ Cảnh quan đa dạng, đặc sắc.
→ Hình thành các địa điểm du lịch có giá trị.
* Hạn chế:
- Địa hình bị chia cắt mạnh → Giao thông đi lại khó khăn.
- Chú ý công tác phòng chống thiên tai.
Câu 2:
* Thuận lợi:
- Khai thác và nuôi trồng thủy sản và làm muối: Bờ biển bồi tụ có nhiều bãi bùn rộng, rừng cây ngập mặn phát triển:
→ Có nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao, trữ lượng lớn.
→ Nghề làm muối phát triển ở ven biển Nam Trung Bộ.
- Giao thông vận tải biển: Bờ biển mài mòn có nhiều vũng, vịnh:
→ Xây dựng cảng nước sâu như cảng Cái Lân, cảng Chân Mây,…
- Khai thác năng lượng: Thềm lục địa ở Bắc Bộ và Nam Bộ nông và mở rộng, thềm lục địa ở vùng biển miền Trung sâu hơn và thu hẹp.
→ Có tiềm năng về dầu khí: năng lượng gió, thủy triều.
- Du lịch biển – đảo: Bờ biển mài mòn kín gió và nhiều bãi cát:
→ Có nhiều bãi tắm đẹp, nhiều đảo có phong cảnh đẹp.
* Khó khăn:
- Chịu tác động bởi thiên tai như bão, sạt lở bờ biển.
- Khai thác chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường biển, bảo tồn sự đa dạng sinh học của các hệ sinh thái biển.
Câu 3:
- Địa hình nước ta có sự phân bậc do sự vận động tạo núi Hi-ma-lay-a trong thời kì Tân kiến tạo làm cho địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau.
Câu 4: Giải thích lí do địa hình đồi núi nước ta bị xâm thực mạnh?
Trả lời:
Địa hình đồi núi nước ta bị xâm thực mạnh do:
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với đặc trưng nhiệt độ cao, biên độ nhiệt lớn, độ ẩm lớn, mưa nhiều tập trung theo mùa đẩy nhanh các quá trình phong hóa.
- Địa hình có độ cao và độ dốc lớn.
- Nhiều khu vực đồi núi bị mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ sâu làm đất dễ bị xói mòn.
Câu 5:
Em đồng ý với kiến đó vì:
- Lãnh thổ nước ta được tạo lập vững chắc trong giai đoạn Cổ kiến tạo.
- Trải qua hàng chục triệu năm không được nâng lên , các vùng núi bị bào mòn phá huỷ bởi ngoại lực , tạo nên những bề mặt san bằng cổ thấp và thoải.
- Đến giai đoạn Tân kiến tạo, vận động tạo núi đã làm cho địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: núi, đồi, đồng bằng, thềm lục địa.
- Địa hình thấp dần từ nội địa ra tới biển theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
Câu 6:
- Lãnh thổ nước ta được hình thành rất sớm, bị bào mòn lâu dài do tác động của ngoại lực (gió, sông,…). Sau đó, lại được nâng lên của các kì vận động tạo núi nên địa hình nước ta có rất nhiều đồi núi nhưng lại chủ yếu là đồi núi thấp.
Câu 7:
- Các dãy núi của nước ta ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có hướng Tây Bắc – Đông Nam rõ rệt là vì các dãy núi này đã được hình thành trong đầu mút của địa máng cổ kéo dài từ phía Himalaya tới theo hướng Tây Bắc – Đông Nam .
- Các núi có hướng vòng cung chủ yếu là được hình thành ở rìa phía đông của các mảng nền cổ, cho nên hình dạng của các mảng nền này cũng có tác dụng định hướng cho các nếp uốn hình thành nên chúng.
Bình luận