Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Địa lí 8 kết nối bài 2: Địa hình Việt Nam
4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)
Câu 1: Chứng minh địa hình nước ta là địa hình của vùng nhiệt đới gió mùa.
Câu 2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích mối quan hệ giữa địa hình và khí hậu ở khu Đông Bắc.
Câu 3. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: giải thích sự khác nhau về hình thái, độ cao, hướng nghiêng, hướng núi của 4 khu vực núi nước ta?
Câu 4. Hãy chứng minh vị trí địa lí nước ta đã mang lại những nét độc đáo cho khí hậu của nước ta.
Câu 1:
* Xâm thực mạnh ở miền đồi núi:
Nền nhiệt ẩm cao với một mùa mưa và một mùa khô xen kẽ thúc đẩy quá trình xâm thực mạnh mẽ, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị bào mòn, rửa trôi.
- Điều kiện nóng ẩm đẩy nhanh cường độ phong hóa, xâm thực, bào mòn, rửa trôi đất đá trên sườn dốc. Biểu hiện của quá trình này là là địa hình bị cắt xẻ, hẻm vực ,khe sâu, đất bị bào mòn, rửa trôi nhiểu nơi chỉ còn trơ sỏi đá, những hiện tượng đát trượt đá lở thành những nón phóng vật tích tụ dưới chân núi.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đẩy nhanh tốc độ hòa tan và phas hủy đá vôi tạo thànhđịa hình cacxto với các hang động ngầm, suối cạn, thung khô, các đồi đá vôi sót.
- Khí hậu làm sâu sắc thêm tính chất trẻ của địa hình.
* Bồi tụ nhanh ở hạ lưu:
- Hệ quả quá trình xâm thực, bào mòn mạnh ở miền núi là sự bồi tụ, mở mang nhanh các đồng bằng.
- Rìa phía đông nam đồng bằng Sông Hồng và rìa phía tây nam của đông bằng Sông Cửu Long hàng năm lấn ra biển vài chục mét.
Câu 2.
* Ảnh hưởng của địa hình đến khí hậu:
- Hướng địa hình : vòng cung
- Mùa đông: gió mùa Đông Bắc tràn về, các cánh cung núi sẽ hút gió làm cho mùa đông đến sớm và kết thúc muộn (mùa đông kéo dài hơn).
- Mùa hạ do cánh cung Đông Triều quay mặt lồi về phía Đông Nam, gió mùa Đông Nam từ vịnh Bắc Bộ thổi lên gây mưa nhiều tại các sườn đón gió như Yên Tử, Móng Cái,.. và mưa ít tại các sườn khuất gió như lạng Sơn,..
- Tạo nên sự phân hóa theo độ cao.
* Ảnh hưởng của khí hậu đến địa hình:
- Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi.
- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng
- Hiện tượng đất trượt, đá lở.
- Địa hình cacxto phát triển
Câu 3.
- Cấu trúc địa hình của 4 vùng núi nước ta chịu ảnh hưởng của đơn vị kiến tạo và lịch sử phát triển lãnh thổ nước ta.
- Vùng Đông Bắc: có cấu trúc vòng cung và chủ yếu là đồi núi thấp do chịu ảnh hưởng của nền cổ Hoa Nam và khối vòm sông chảy thuộc khối nền cổ ấy. Tính chất ổn định của 1 vùng nền cổ đã quy định hướng, cấu trúc hình vòng cung và hoạt động kiến tạo tương đối ổn định của vùng núi Đông Bắc.
- Vùng Tây Bắc: có các dãy núi cao hướng tây bắc – đông nam do chịu sự chi phối của địa máng Đông Dương, các mạch núi ở đây là sự tiếp nối hệ núi từ Tây Vân Nam xuống. Vùng núi Tây Bắc được nâng mạnh trong tân kiến tạo trở thành núi có địa hình trung bình và núi cao chiếm ưu thế.
- Vùng Trường Sơn Bắc: bị nâng yếu trong tân kiến tạo nên ngày nay chủ yếu là đồi núi thấp và hướng núi của vùng này chịu sự chi phối của địa máng Đông Dương nên có hướng tây bắc – đông nam.
- Vùng Trường Sơn Nam: chịu ảnh hưởng của khối nền cổ Đông Dương. Hướng vòng cung của khối núi cực nam trung bộ và biên độ nâng khá mạnh trong tân kiến tạo có liên quan đến khối nền cổ này. Khối núi Kon tum và cực nam trung bộ có địa hình thuộc núi Tây Bắc. Phía Tây và Tây Nam hoạt động phun trào mắc ma, ba dan tạo nên các cao nguyên xếp tầng có độ cao hơn hẳn.
Câu 4.
Vị trí nước ta có những đặc điểm sau đây nên đã làm cho khí hậu có những nét độc đáo:
- Nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới.
- Nước ta nằm ở trung tâm khu vực gió mùa Đông Nam Á.
- Nước ta có lãnh thổ hẹp từ tây sang đông.
- Nước ta nằm trên một bán đảo, tận cùng của lục địa Âu – Á rộng nhất thế giới.
- Nuớc ta giáp Thái Bình Dương ở phía đông và phía nam, chịu ảnh hưởng thường xuyên của các trận bão nhiệt đới sinh ra trong Thái Bình Dương.
Bình luận