Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Địa lí 8 kết nối bài 2: Địa hình Việt Nam

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Trình bày đặc điểm chung của địa hình Việt Nam

Câu 2: Trình bày đặc điểm của địa hình đồng bằng nước ta.

Câu 3: Trình bày đặc điểm của địa hình đồi núi khu vực Tây Bắc và Đông Bắc nước ta.

Câu 4: Trình bày đặc điểm của địa hình đồi núi khu vực Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam nước ta.

Câu 5: Nêu đặc điểm của địa hình bờ biển và thềm lục địa của nước ta.


Câu 1:

* Địa hình đồi núi chiếm ưu thế:

- Chiếm 3/4 diện tích đất liền.

- Chủ yếu là: đồi núi thấp.

- Đồi núi nước ta chạy dài 1 400 km, từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ.

* Địa hình có 2 hướng chính là tây bắc – đông nam và hướng vòng cung.

- Hướng tây bắc – đông nam: dãy Con Voi, dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Trường Sơn Bắc,…

- Hướng vòng cung: vùng núi phía Bắc.

* Địa hình có tính chất phân bậc khá rõ rệt:

- Vùng núi bị ngoại lực bào mòn, phá hủy.

→ bề mặt san bằng, thấp và thoải.

- Vận động tạo núi Hi-ma-lay-a.

→ Địa hình nâng cao và phân thành nhiều bậc địa hình: núi đồi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa.

* Địa hình chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và con người.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và lượng mưa lớn.

→ Địa hình bị xâm thực và xói mòn mạnh.

→ Địa hình bị chia cắt.

- Mưa lớn theo mùa → hiện tượng trượt lở đất đá xuất hiện.

- Lượng mưa lớn → quá trình hòa tan đá vôi mạnh mẽ → tạo ra địa hình các- xtơ độc đóa → hình thành nên hang động.

- Quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên của con người → làm biến đổi các dạng địa hình tự nhiên và tạo ra các dạng địa hình nhân tạo.

Câu 2:

* Đồng bằng sông Hồng:

- Diện tích: 15 000 km2.

- Được hình thành chủ yếu do phù sa của hệ thông sông Hồng bồi đắp.

- Trong đồng bằng có hệ thống đê chống lũ khiến đồng bằng bị chia cắt, tạo thành những ô trũng và không được bồi đắp tự nhiên.

* Đồng bằng sông Cửu Long:

- Diện tích: 40 000 km2.

- Bồi đắp bới phù sa sông Mê Công.

- Phần thượng châu thổ:Địa hình tương đối bằng phẳng với nhiều gờ đất cao.

- Phần hạ châu thổ: cao trung bình từ 2 – 3 m so với mặt nước biển.

- Trên mặt đồng bằng: không có đê lớn ngăn lũ.

- Đồng bằng có hệ thống kênh rạch tự nhiên và nhân tạo dày đặc.

* Các đồng bằng duyên hải miền Trung:

- Diện tích: 15 000 km2.

- Bồi đắp bởi phù sa của biển.

- Các nhánh nhí đâm ngang và ăn sát ra biển → hình thành nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp.

- Các đồng bằng duyên hải ít màu mỡ, trong đồng bằng có nhiều cồn cát.

Câu 3:

* Vùng Đông Bắc:

- Vùng đồi núi thấp.

- Phạm vi: phía bờ trái của sông Hồng, từ dãy núi Con Voi đến vùng đồi núi ven biển Quảng Ninh.

- Độ cao trung bình: dưới 1 000m.

- Đặc trưng: những cánh cung lớn và vùng đồi trung du phát triển mở rộng.

- Địa hình các-xtơ khá phổ biến.

* Vùng Tây Bắc:

- Vùng địa hình cao nhất nước ta

- Phạm vi: nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

- Độ cao trung bình: 1 000m – trên 2 000m.

- Có nhiều dãy núi cao và những cao nguyên hiểm trở chạy song song theo hướng tây bắc – đông nam.

- Đặc trưng: Bị chia cắt mạnh, xen giữa các vùng núi đá vôi là các cánh đồng, thung lũng các-xtơ.

- Địa hình các-xtơ khá phổ biến.

Câu 4:

* Vùng Trường Sơn Bắc:

- Phạm vi: từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.

- Độ cao trung bình: khoảng 1 000m và một số ít định trên 2 000m.

- Đặc trưng: chạy theo hướng tây bắc – đông nam và có một số nhánh núi đâm ngang ra biển chia cắt đồng bằng duyên hải miền Trung.

* Vùng Trường Sơn Nam:

- Địa hình chủ yếu: núi và cao nguyên.

- Độ cao trung bình: lớn hơn vùng Trường Sơn Bắc.

- Địa hình có hình vòng cung.

- Dạng địa hình nổi bật: các cao nguyên rộng lớn, xếp tầng, bề mặt phủ đất đỏ badan.

- Các khối núi cao: nằm phía bắc và nam của vùng.

Câu 5:

* Địa hình bờ biển:

- Đường bờ biển dài 3 260km từ Móng Cai đến Hà Tiên.

- Có 2 kiểu bờ biển: bờ biển bồi tụ và bờ biển mài mòn.

+ Bờ biển bồi tụ: có nhiều bãi bùn rộng, rừng ngập mặn phát triển, thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

+ Bờ biển mài mòn: rất khúc khuỷu, có nhiều vũng, vịnh nước sâu, kín gió và nhiều bãi cát.

* Thềm lục địa:

- Ở vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ: nông và mở rộng.

- Ở vùng biển miền Trung: sâu hơn và thu hẹp.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác