Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Địa lí 10 CD bài 8: Khí áp, gió và mưa

4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Gió Mậu dịch và gió màu nhiệt đới bị dải hội tụ nhiệt đới chi phối như thế nào? 

Câu 2: Bão được hình thành như thế nào? Tại sao không có bão ở vùng Xích đạo? 

Câu 3: Gió Mậu dịch và gió Tây ôn đới cùng xuất phát từ áp cao chí tuyến nhưng gió Mậu dịch nói chung khô và ít gây mưa, còn gió Tây ôn đới lại ẩm và gây mưa nhiều. Giải thích tại sao? 

Câu 4: Tàu buồm đánh cá biển nên ra khơi vào sau lúc nửa đêm và quay về lúc xế chiều là tốt nhất? Giải thích tại sao? 


Câu 1: 

- Mùa hạ ở nửa cầu Bắc:

+ Do dải hội tụ dịch chuyển lên phía bắc Xích đạo, riêng ở khu vực Thái Bình Dương, dải hội tụ nhiệt đới nằm sát Xích đạo nên khu vực này có gió Mậu dịch thổi từ áp cao cận chí tuyến về Xích đạo. + Trên các lục địa hình thành các trung tâm áp thấp (do lục địa có nhiệt độ

cao). Dải hội tụ theo các trung tâm áp thấp vượt qua Xích đạo, có nơi lên trên cả chí tuyến Bắc như Trung Quốc. Gió Đông Nam từ trung tâm áp cao cận chí tuyến Nam vượt qua Xích đạo, chuyển thành hướng đông nam tây bắc, lấn át - gió Mậu dịch ở khu vực này trong mùa hạ.

– Mùa đông ở nửa cầu Bắc:

Do phần lớn dải hội tụ nhiệt đới dịch chuyển về phía nam nên các khu vực đều có gió Mậu dịch thống trị. Gió thổi theo hướng đông bắc từ áp cao cận chí tuyến Bắc về Xích đạo. Từ cao áp Xibia, gió Đông Bắc thổi xuống khu vực Đông Nam Á rất lạnh (do cao áp Xibia hình thành do nhiệt độ xuống rất thấp

trên lục địa Á – Âu). Wherever You Go Khu vực trong một năm có hai mùa gió thổi ngược nhau gọi là gió mùa. Điển hình như khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ, Đông Bắc Ô−xtrâylia,...

Câu 2: 

- Sự hình thành bão do phối hợp các điều kiện: Có nhiễu động xoáy thuận ban đầu, sự bất ổn định áp khuynh hoặc áp hướng, trị số lực Côriôlit đủ lớn để tạo nên hiệu ứng “quay”, nhiệt độ nước trên đại dương không nhỏ hơn 26°C, bất ổn định của khí quyển tạo điều kiện cho đối lưu phát triển.

- Bão thường được hình thành trên các vùng biển phía đông lục địa, ven rìa các áp cao cận chí tuyến ở cả Bắc và Nam bán cầu. Trên các vùng biển nóng của Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Đại Tây Dương, có 5 trung tâm phát sinh bão. Vùng biển ngoài khơi Philippin và Biển Đông, vùng biển Caribê và Angti, vùng biển trong vịnh Bengan và Oman, vùng biển Nam Ấn Độ Dương và Madagatxca, vùng biển Đông Bắc Ôtxtrâylia.

- Ở Xích đạo, lực Côriôlit bằng 0, không thể hình thành xoáy, nên không có bão.

Câu 3:

Cùng xuất phát từ cao áp cận chí tuyến nhưng gió Mậu dịch nói chung khổ và ít gây mưa còn gió Tây ôn đới ẩm và gây mưa nhiều, vì:

Chủ yếu là do sự tăng hay giảm nhiệt độ của các khu vực gió thổi đến.

- Gió Mậu dịch là gió thổi từ các áp cao ở hai chí tuyến về phía áp thấp Xích đạo (gió này có hướng đông bắc ở bán cầu Bắc và đông nam ở bán cầu Nam). Gió Mậu dịch di chuyển tới các vùng có nhiệt độ trung bình cao hơn. Nhu ta đã biết, nhiệt độ càng cao, không khí càng có khả năng chứa được nhiều hơi nước. Ví dụ: 1m3 không khí ở 20° C có thể chứa được 17,32g hơi nước, nếu tăng lên 30°C thì có thể chứa tới 30g hơi nước nên nhiệt độ càng tăng, hơi nước càng xa độ bão hoà và không khí càng trở nên khô

– Gió Tây ôn đới cũng xuất phát từ các khu áp cao chí tuyến thổi về phía áp - thấp ôn đới (ở bán cầu Bắc có hướng tây nam, ở bán cầu Nam có hướng tây bắc). Như vậy, gió Tây ôn đới thổi về vùng có khí hậu lạnh hơn, nên sức chứa hơi nước giảm theo nhiệt độ, hơi nước trong không khí nhanh chóng đạt tới độ bão hòa, vì thế gió Tây ôn đới luôn ẩm ướt và gây mưa.

Câu 4: 

Tình trạng phân bố giữa đất và biển trên Trái Đất đã sinh ra hiện tượng gió biển, gió đất trong ngày.

– Gió biển: Ban ngày ở lục địa, ven bờ hấp thụ nhiệt nhanh, nóng hơn mặt nước biển, nên ven bờ trên đất liền hình thành áp thấp; ở ven bờ trên mặt biển mát hơn, hình thành cao áp. Gió thổi từ cao áp (ven biển) vào tới áp thấp (ven đất liền) gọi là gió biển.

Gió đất: Ban đêm, đất toả nhiệt nhanh mát hơn, hình thành cao áp ở vùng đất liền; còn vùng nước biển ven bờ toả nhiệt chậm, nên hình thành áp thấp. Gió thổi từ áp cao (đất liền) tới áp thấp (ven biển) nên gọi là gió đất.

Vì vậy, tàu thuyền ra khơi vào lúc 2 – 4 giờ sáng theo hướng gió thổi mạnh nhất và quay về bến chiều hôm sau (sau 14 giờ) theo chiều gió biển thổi mạnh là tốt nhất.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác