Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Địa lí 10 CD bài 8: Khí áp, gió và mưa

2. THÔNG HIỂU (8 câu)

Câu 1: Các đai khí áp trên Trái Đất được hình thành như thế nào? 

Câu 2: Trình bày sự phân bố của các vành đai khí áp? 

Câu 3: So sánh sự khác nhau giữa áp cao và áp thấp? 

Câu 4: Khí áp có sự khác nhau ở mọi nơi trên Trái Đất. Giải thích tại sao? 

Câu 5: Trình bày sự khác nhau giữa áp thấp nhiệt đới và bão? 

Câu 6: Các đai khí áp trên Trái Đất hình thành và phân bố như thế nào? 

Câu 7: Trình bày các đới gió chính trên Trái Đất? 

Câu 8: Gió thường xuyên và gió mùa khác nhau ở đâu? Hãy phân biệt 2 loại gió này. 


Câu 1: 

Sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất:

- Khí áp thay đổi theo độ cao: càng lên cao không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ, khí áp giảm.

- Khí áp thay đổi theo độ âm: không khi chứa hơi nước nhẹ hơn không khí khô.

- Khí áp giảm, ngược lại, không khí khô thì khí áp tăng.

- Ngoài ra, khí áp còn thay đỏi theo thành phần không khi.

Câu 2: 

Sự phân bố các vành đai khí áp:

+ Các đại áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp Xích đạo. Từ Xích đạo về hai cực có đai áp thấp Xích đạo, hai đại áp cao chí tuyến, hai đại áp thấp ôn đới và hai đại áp cao cực.

+ Trong thực tế các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt thành từng khu khí áp riêng biệt, nguyên nhân chủ yếu là do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và

đại dương.

Câu 3:

- Sự khác nhau giữa áp cao và áp thấp: 

+ Áp thấp (xoáy thuận): Không khi tăng lên với trục quay thẳng đứng ngược chiều kim đồng hồ; khí áp giảm từ ngoài vào trong (cực tiểu ở trung tâm); gió thổi từ ngoài vào tâm; thời tiết ẩm, mây và mưa. 

+ Áp cao (xoáy nghịch): Không khi giảng xuống với trục quay thẳng đứng theo chiều kim đồng hồ; khi áp tăng từ ngoài vào tâm (cực đại ở trung tâm); gió thổi từ tâm ra ngoài; thời tiết trong sáng, mùa hè nóng, mùa đông lạnh.

Câu 4:

Khi áp trên Trái Đất khác nhau do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau:

+ Độ cao: Càng lên cao không khí càng loãng nên sức nén càng nhỏ, khí áp giảm.

+ Nhiệt độ: Nhiệt độ tăng làm không khí nở ra, tỉ trọng giảm đi, khí áp giảm. Nhiệt độ giảm, không khi co lại, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng.

+ Độ ẩm: Không khí chứa hơi nước nhẹ hơn không khí khô, vì thế không khí nhiều hơi nước thì khi áp cũng giảm. Khi nhiệt độ cao thì hơi nước bốc lên nhiều, chiếm dần chỗ của không khí khô và làm cho khi án giảm điều này xảy ra ở vùng áp thấp Xích đạo.

Câu 5: 

- Giống nhau: Áp thấp nhiệt đới và bão đều là vùng gió xoáy và tâm ngược ngược chiều kim đồng hồ có áp suất khí quyển thấp hơn những vùng xung quanh, hình thành trên biển nhiệt đới.

- Khác nhau: Áp thấp nhiệt đới và bão khác nhau về tốc độ gió. Vùng gió xoáy có sức gió mạnh cấp 6 đến cấp 7 (từ 17 - 20 m/s hay 39 đến 61 km/h) được gọi là áp thấp nhiệt đới, còn từ cấp 8 trở lên (trên 39 m/s hay trên 62 km/h) được gọi là bão. Trong quá trình phát triển, một áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão, hoặc ngược lại, một cơn bão có thể suy yếu thành một áp thấp nhiệt đới.

Câu 6:

-  Sự hình thành các đại khi áp trên Trái Đất

+ Ở Xích đạo, không khi bị đốt nóng, loãng ra, nhẹ hơn nên thăng lên theo chiều thẳng đứng, tại đó hình hành nên đại áp thấp Xích đạo.

+ Không khí thăng lên đến tầng bình lưu thì chuyển động ngang về phía hai cực và bị lạnh đi, nặng hơn, lại do lực Côriôlit làm lệch hướng chuyển động nên giáng xuống ở khu vực khoảng vĩ độ 30°B và N, hình thành nên đại cao áp cận chí tuyển.

+Ở cực, do nhiệt độ không khi rất thấp, nên hình thành đại áp cao cực.

+ Giỏ từ đại cao áp cận chí tuyến và từ đại cao áp cực thổi về gặp nhau ở khu vực ôn đới, thăng lên cao, hình thành nên đai áp thấp ôn đới.

bị Sự phân bố các đại khi áp trên Trái Đất

+ Các đại khi áp phân bổ xen kẽ nhau và đối diện nhau qua đại áp thấp Xích đạo.

+ Mỗi đại khi áp không phân bố thành dài liên tục bao quanh Trái Đất mà bị chia cắt thành các khu khi áp riêng biệt, nguyên nhân chủ yếu là do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.

Câu 7: 

Các đới gió chính trên Trái Đất:

+ Gió Mậu dịch là loại gió thổi từ áp cao chí tuyến ở hai bán cầu về áp thấp Xích đạo. Ở bán cầu Bắc gió thổi hướng đông bắc, ở bán cầu Nam gió thổi hướng đông nam.

+ Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ áp cao chí tuyến về áp thấp ôn đới ở hai bán cầu. Ở bán cầu Bắc gió thổi hướng tây nam, ở bán cầu Nam gió thổi hướng tây bắc.

+ Gió Đông cực là loại gió thổi từ áp cao cực về áp thấp ôn đới ở hai bán cầu. Ở bán cầu Bắc gió thổi hướng đông bắc, ở bán cầu Nam gió thổi hướng đông nam.

Câu 8:

- Gió thường xuyên: Hoạt động quanh năm, thổi từ các đại áp cao thường xuyên trên Trái Đất đến đai áp thấp thường xuyên. Các loại gió khác nhau có nguồn gốc cụ thể, hướng, tính chất gió khác nhau.

+ Gió Mậu dịch (Tín phong): Thổi từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp Xích đạo; hướng chủ yếu là đông bắc ở bán cầu Bắc, đông nam ở bán cầu Nam; tính chất rất khô, nóng và thổi quanh năm khá đều đặn.

+ Gió Tây ôn đới: Thổi từ áp cao cận chi tuyển về áp thấp ôn đới; hướng chủ yếu là hướng tây (tây nam ở bán cầu Bắc, tây bắc ở bán cầu Nam). Gió có độ ẩm cao, thường đem theo mưa.

+Gió Đông cực: Thổi từ áp cao cực về áp thấp ôn đới; hưởng chủ yếu là hướng đông (đông bắc ở bản cầu Bắc, đông nam ở bán Cầu Nam). Gió lạnh, khô.

- Gió mùa:

+ Thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngược nhau.

+ Thường có ở đới nóng (Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Ô-xtrây-li-a,...) và một số nơi thuộc vĩ độ trung bình (phía đông Trung Quốc, Đông Nam Liên bang Nga, Đông Nam Hoa Kì).

+ Nguyên nhân hình thành khá phức tạp, chủ yếu là do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa, từ đó có sự thay đổi của các vùng khí áp cao và khi áp thấp ở lục địa và đại dương. Mùa đông, lục địa toả nhiệt nhanh, nhiệt độ hạ thấp nên hình thành áp cao, đại dương có nhiệt độ cao hơn hình thành áp thấp, gió từ lục địa thổi ra có tính chất khô. Mùa hạ, lục địa hấp thụ nhiệt nhanh, nhiệt độ tăng cao nên hình thành áp thấp, đại dương có nhiệt độ thấp hơn nên hình thành áp cao, gió tử đại dương thổi vào có tính chất ẩm, gây mưa.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác