Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Địa lí 10 CD bài 6: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Địa hình trên Trái Đất rất đa dạng. Giải thích tại sao? 

Câu 2: Các quá trình bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ có mối quan hệ với nhau như thế nào? 

Câu 3: Trình bày sự khác nhau giữa nội lực và ngoại lực? 

Câu 4: Bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ có mối quan hệ như thế nào? 


Câu 1:

- Địa hình được hình thành do tác động đồng thời của nội lực và ngoại lực.

 - Các tác động của nội lực và ngoại lực ở các nơi trên Trái Đất khác nhau. Ví dụ: cùng tác động nội lự nhưng có nơi uốn nếp, có nơi nâng lên hạ xuống; nơi thì tạo thành núi uốn nếp, nơi thì tạo thành địa hải địa lũy sống ngầm ở dưới đáy đại dương,...; cùng là ngoại lực, nhưng nơi thì tạo thành khe rãnh, mươn xói; nơi thì tạo thành nấm đá, cồn cát, vách biển,...

- Sự phối hợp của nội lực và ngoại lực ở các nơi trên Trái Đất cũng khác nhau. Ví dụ: nơi sông ngòi bồ tụ phù sa lớn trên một vùng sụt võng tạo thành đồng bằng châu thổ, các đứt gãy tuy được bồi lắng trầm tích nhưng vẫn tạo thành các dòng sông lớn, các hồ sâu...

Câu 2: 

Mối quan hệ giữa bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ:

- Bóc mòn tạo ra các vật liệu phá hủy cho quá trình vận chuyển.

- Vận chuyển là sự tiếp nối của quá trình bóc mòn.

- Bồi tụ là sự kết thúc quá trình vận chuyển đồng thời là quá trình tích tụ các vật liệu phá hủy.

Câu 3: 

 

Nội lực

Ngoại lực

Nguồn gốc

Lực phát sinh từ bên trong Trái Đất

Lực phát sinh từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất

Nguyên nhân sinh ra

Chủ yếu do nguồn năng lượng ở trong lòng Trái Đất (do phân hủy chất phóng xạ, sự dịch chuyển vật chất theo trọng lực, các phản ứng hóa học,…)

Chủ yếu do nguồn năng lượng của bức xạ mặt trời

Tác động

Tác động của nội lực thông qua các vận động kiến tạo, tạo nên địa hình trên bề mặt Trái Đất

Tác động của ngoại lực thông qua các quá trình ngoại lực (phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ), làm biến đổi địa hình.

Câu 4: 

Mối quan hệ của bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ:

- Bóc mòn tạo ra các vật liệu phá hủy cho quá trình vận chuyển

- Vận chuyển là sự tiếp nối của quá trình bọc món.

-Bởi tụ là sự kết thúc quá trình vận chuyển đồng thời là quá trình tích tụ các vật liệu phá hủy.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác