Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Địa lí 10 CD bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Các vành đai động đất, núi lửa, núi trẻ thường phân bố tâp trung ở những vùng tiếp giáp của mảng kiến tạo. Giải thích tại sao? 

Câu 2: Quan sát hình ảnh dưới đây và mô tả hiện tượng uốn nếp do vận động kiến tạo? 

Quan sát hình ảnh dưới đây và mô tả hiện tượng uốn nếp do vận động kiến tạo?

Câu 3: Quan sát hình ảnh dưới đây và mô phỏng hiện tượng đứt gãy do vận động kiến tạo? 

Quan sát hình ảnh dưới đây và mô phỏng hiện tượng đứt gãy do vận động kiến tạo?

Câu 4: Quan sát hình dưới đây và mô tả cấu tạo của thạch quyển: 

Quan sát hình dưới đây và mô tả cấu tạo của thạch quyển:


Câu 1: 

Các vành đai động đất, núi lửa, núi trẻ thường phân bố tâp trung ở những vùng tiếp giáp của mảng kiến tạo do:

- Các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ thường phân bố ở những vùng tiếp giáp của các mảng kiến tạo, là những nơi có hoạt động kiến tạo xảy ra mạnh.

- Khi hai mảng kiến tạo xô vào nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng, đá sẽ bị nén ép, dồn lại và nhô lên, hình thành các dãy núi cao sinh ra động đất, núi lửa,... (ví dụ, dãy Hi-ma-lay-a được hình thành do mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a xô vào mảng Âu - Á).

- Khi hai mảng tách xa nhau, ở các vết nứt tách giãn, macma sẽ trào lên, tạo nên các dãy núi ngầm, kèm theo hiện tượng động đất hoặc núi lửa (Ví dụ: Sống núi ngầm giữa Đại Tây Dương).

Câu 2:

Ở những khu vục có cấu tạo bằng các loại đá mềm, vận động nén ép làm cho vỏ Trái Đất bị uốn nếp.

Cường độ nén ép mạnh sẽ hình thành các vùng núi uốn nếp.

Câu 3:

Tại những khu vực cấu tạo bởi đá cứng, vận động kiến tạo làm các lớp đá của vỏ Trái Đất bị nứt vỡ, hình thành các vết nứt hoặc đứt gãy kéo dài. Hai bên đứt gãy có bộ phận được nâng lên (tạo thành dãy núi, khối núi,...) và có bộ phận hạ thấp (tạo thành thung lũng). Các đứt gãy lớn đã tạo điều kiện để hình thành nhiều thung lũng sông trên bề mặt Trái Đất.

Câu 4: 

Thạch quyển là phần trên cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên của lớp man-ti. Thành phần cấu tạo của thạch quyển chủ yếu là các đá ở thể rắn.

Giới hạn dưới của thạch quyển ở độ sâu khoảng 100 km. Độ dày thạch quyển không đồng nhất, mỏng hơn ở vỏ đại dương và dày hơn ở vỏ lục địa.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác