Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Địa lí 10 CD bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Phân biệt sự khác nhau giữa vỏ Trái Đất và thạch quyển? 

Câu 2: So sáng điểm giống và khác nhau của uốn nếp và đứt gãy 

Câu 3: Trình bày những đặc điểm cơ bản của lớp Manti? 

Câu 4: Trình bày sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa? 

Câu 5: So sánh điểm giống và khác nhau của núi lửa và động đất? 


Câu 1: 

- Thạch quyển: là phần cứng ngoài cùng của vỏ Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên cùng lớp Manti, có độ dày tới 100km.

- Lớp vỏ Trái Đất: Là phần ngoài cùng của Trái Đất, cấu tạo chủ yếu bằng những vật chất cứng rắn (đá macma, trầm tích và biến chất), độ dày trung bình dao động từ 5km (ở đại dương) đến 70km (ở lục địa).

Câu 2: 

 

Uốn nếp

Đứt gãy

Giống nhau

Uốn nếp và đứt gãy đều là hoạt động của nội lực, được sinh ra do tác động của những lực bên trong lòng Trái Đất

Khác nhau

Uốn nếp xuất hiện ở những khu vực vỏ Trái Đất cấu tạo bởi các đá mềm, khi bị nén ép sẽ hình thành các nếp uốn. Nếu cường độ nén ép mạnh sẽ hình thành các vùng núi uốn nếp (hệ thống núi Himalaya, dãy núi AnĐét,...).

Đứt gãy xuất hiện tại những khu vực cấu tạo bởi đá cứng, các vận động kiến tạo làm các lớp đá của vỏ Trái Đất bị nứt vỡ, hình thành các vết nứt hoặc đứt gãy kéo dài. Hai bên đứt gãy, các bộ phận của vỏ Trái Đất có thể nâng cao (tạo thành dãy núi, khối núi) hoặc hạ thấp (tạo thành thung lũng); dọc theo đứt gãy có thể hình thành biển hoặc các hồ tự nhiên (Biển Đỏ và các hồ ở khu vực phía đông lục địa Phi).

 Câu 3: 

Đặc điểm cơ bản của lớp Manti:

Nằm dưới lớp vỏ Trái Đất cho tới độ sâu 2900 km, gồm hai tầng chính: Manti trên và Manti dưới.

+ Vật chất của bao Manti trên có trạng thái quánh dẻo, không chảy lỏng được nhưng vẫn có thể chuyển động thành dòng đối lưu. Manti dưới rắn.

+Các dòng đối lưu trong lớp quảnh dẻo đó (được gọi là quyển mềm của bao Manti) được hình thành chủ yếu do sự chuyển dịch, sắp xếp lại vật chất trong lòng Trái Đất. Các vật chất nhẹ đi lên vỏ Trái Đất, vật chất nặng chìm xuống sâu.

Câu 4: 

Núi lửa và động đất thường xảy ra ở những nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo (ví dụ: Vành đai ven bờ Thái Bình Dương, vành đai dọc theo giữa đáy Đại Tây Dương, vành đai Địa Trung Hải kéo dài sang Đông Nam Á,..)

Câu 5: 

 

Núi lửa

Động đất

Giống nhau

Núi lửa và động đất đều là các hoạt động của nội lực, thường phân bố ở những vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo, là những nơi có hoạt động kiến tạo mạnh xảy ra.

Khác nhau

Núi lửa là núi có dạng hình nón, đỉnh có miệng trũng, ở dó thường xuyên hoặc định kì phun ra các chất khí, hơi nước, đá tảng, tro hoặc dung nham nóng chảy.

Động đất là hiện tượng chấn động ở một bộ phận nào đó của lớp vỏ Trái Đất


Bình luận

Giải bài tập những môn khác