Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Địa lí 10 CD bài 17: Phân bố dân cư và đô thị hóa
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Trong các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư, nhân tố nào là quan trọng nhất? Tại sao?
Câu 2: Tại sao giữa các quốc gia, châu lục, vùng có sự khác nhau về phân bố dân cư?
Câu 3: Tại sao mật độ dân số rất cao và ngày càng tăng nhanh ở các đô thị?
Câu 4: Tại sao ở các nước phát triển, tỉ lệ dân đô thị ngày càng tăng?
Câu 1:
Nhân tố kinh tế – xã hội đóng vai trò quan trọng nhất, vì:
+ Vì khi khoa học kĩ thuật chưa phát triển thì con người phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên, lựa chọn nơi phù hợp để sinh sống.
+ Ngày nay, khi lực lượng sản xuất phát triển, con người có thể khắc phục những trở ngại về mặt tự nhiên để tiến hành sản xuất và phân bố dân cư như ở các vùng sa mạc, hoang mạc,...
+ Dựa vào tính chất của nền kinh tế, con người sẽ lựa chọn nơi cư trú phù hợp.
Câu 2:
Sự phân bố dân cư ở trên thế giới khác nhau giữa các quốc gia, châu lục, vùng, do sự tác động của các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội khác nhau ở các lãnh thổ.
- Do tác động của các nhân tố tự nhiên:
+ Khí hậu: Dân cư thường tập trung đông ở nơi có khí hậu ôn hoà, ấm áp (vùng ôn đới và nhiệt đới), thưa thớt ở nơi có khí hậu khắc nghiệt (sa mạc, vùng cực, mưa quá nhiều ở vùng rừng rậm xích đạo,...).
+ Nguồn nước: Nguồn nước dồi dào thu hút dân cư (như ở châu thổ các sông lớn).
+ Địa hình, đất đai: Dân cư thường tập trung đông đúc ở nơi có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ; ngược lại, các vùng núi cao, điều kiện phát triển sản xuất và giao thông khó khăn, dân cư thưa thớt.
+Tài nguyên khoáng sản cũng có ý nghĩa nhất định trong phân bố dân cư. - Do tác động của nhân tố kinh tế – xã hội (đóng vai trò quan trọng hàng đầu)
+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất càng cao, cảng chế ngự được nhiều khó khăn của tự nhiên để bố trí dân cư (ngày nay, nhiều điểm dân cư đã mọc lên ở những vùng quanh năm băng giá, vùng núi cao hay hoang mạc...).
+ Tính chất nền kinh tế: Phân bố dân cư phụ thuộc chặt chẽ vào tính chất của nền kinh tế. Những khu dân cư đông đúc thường gắn với hoạt động công nghiệp hơn là với nông nghiệp. Trong các khu vực công nghiệp, mật độ dân cư cao thấp khác nhau tuỳ theo tính chất của từng ngành sản xuất. Trong nông nghiệp cũng tương tự, việc canh tác lúa nước cần nhiều lao động nên dân cư tập trung đông đúc.
+ Lịch sử khai thác lãnh thổ: Những khu vực khai thác lâu đời (các đồng bằng châu thổ ở Đông Nam Á, đồng bằng Tây Âu,...) có dân cư đông đúc hơn những khu vực mới khai thác (ở Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a,..).
+Các dòng chuyển cư: Các dòng chuyển cư ít nhiều tác động đến bức tranh phân bố dân cư thế giới. Số dân và mật độ dân số của Bắc Mĩ, Mĩ La-tinh và Ô-xtrây-li-a tăng lên nhiều nhờ những cuộc chuyển cư khổng lồ từ châu Âu và châu Phi tới.
Câu 3:
- Ở các đô thị có mật độ dân số rất cao, do:
+ Chức năng chủ yếu của dân cư đô thị là hoạt động công nghiệp, giao thông, thương mại, dịch vụ. văn hóa, hành chính – chính trị,... Phần lớn dân cư là những người tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp.
+ Các hoạt động phi nông nghiệp có thể diễn ra với số lượng lớn người trên một lãnh thổ nhất định. Do vậy, mật độ dân cư ở thành thị rất cao.
- Các đô thị có dân số tăng nhanh, do:
+ Đây mạnh công nghiệp hoá: Xu hướng có tính quy luật chung của nền kinh tế toàn cầu hiện nay là chuyên dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ đó, có sự chuyển dịch cơ cấu lao động tử khu vực I sang khu vực II và III; số dẫn hoạt động phi nông nghiệp ngày càng tăng, tập trung nhiều vào các đô thị.
+ Đô thị có điều kiện và tiện nghi sinh hoạt thuận lợi hơn ở nông thôn.
+ Đô thị thuận lợi cho tìm kiếm việc làm phù hợp sức lao động và có thu nhập
Câu 4:
- Tỉ lệ dân đô thị chịu tác động của các nhân tố: công nghiệp hóa, điều kiện sống và cơ hội tìm kiếm việc làm.
- Hiện nay các nước đang phát triển đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa; ngoài ra, ở các đô thị có điều kiện sống tốt hơn nông thôn và dễ kiếm việc làm phù hợp với trình độ và có thu nhập nên số dân đô thị tăng.
Bình luận