Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Địa lí 10 CD bài 17: Phân bố dân cư và đô thị hóa

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1: Đô thị hóa ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế - xã hội và môi trường? 

Câu 2: Tại sao chỉ số mật độ dân số của các địa phương chính xác hơn chỉ số dân số của chính quốc gia đó? 

Câu 3: Công nghiệp hóa là tiền đề, là cơ sở đảm bảo cho sự phát triển của đô thị hóa. Giải thích tại sao? 

Câu 4: Các nước phát triển cần phải điều chỉnh quá trình đô thị hóa? Giải thích tại sao? 

Câu 5: Chứng minh rằng đô thị hóa là vấn đề toàn cầu? 


Câu 1: 

* Ảnh hưởng tích cực

- Góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh t và cơ cấu lao động.

- Làm thay đổi sự phân bố dân cư và lao động, thay đổi quá trình sinh, tử v hôn nhân ở các đô thị,...

* Ảnh hưởng tích cực

Đô thị hóa nếu không xuất phát từ công nghiệp hóa, không phù hợp, cân đối với quá trình công nghiệp hóa, thì việc chuyển cư ồ ạt từ nông thôn ra thành phố sẽ làm cho nông thôn mất đi một phần lớn nhân lực. Trong khi đó thì nạn thiếu việc làm, nghèo nàn ở thành phố ngày càng phát triển, điều kiện sinh hoạt ngày càng thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, từ đó dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực trong đời sống kinh tế – xã hội

Câu 2: 

Mật độ dân số là đại lượng bình quân, nghĩa là chỉ sự phân bố không đều của dân cư trên một lãnh thổ nào đó. Trên thực tế, trong một quốc gia, có nhiều tỉnh, huyện dân cư rất đông đúc, nhiều tỉnh, huyện khác dân cư lại thưa thớt. Việc tính toán mật độ dân số trên một lãnh thổ càng nhỏ, chỉ số này càng gần với thực tế hơn.

Câu 3: 

- Công nghiệp hóa phát triển, cùng với điều đó là công nghiệp và dịch vụ phát triển, kéo theo sự tập trung dân cư và nguồn lao động rất lớn, làm tăng tỉ lệ dân đô thị, phát triển đô thị hóa.

- Công nghiệp hóa phát triển làm cho lối sống, tác phong công nghiệp phổ biến, đồng thời là sự phổ biến lối sống thành thị. Công nghiệp hóa có tác dụng làm cho nền kinh tế phát triển, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư đô thị.

- Nếu đô thị hóa không xuất phát từ công nghiệp hóa (đô thị hóa tự phát) sẽ dẫn đến hàng loạt các khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội ở các đô thị (việc làm, nhà ở, dịch vụ xã hội, tệ nạn, môi trường...).

Câu 4: 

Các nước đang phát triển cần phải điều chỉnh quá trình đô thị hoá do:

+ Bùng nổ đô thị hoá, thu hút dân cư nông thôn vào các thành phố lớn. Dân cư nông thôn vào thành phố ngày càng đông, làm quá tải ở thành phố.

+ Quá trình đô thị hoá diễn ra với tốc độ nhanh hơn công nghiệp hoá, số người nhập cư tự phát ngày càng đông từ nông thôn đã gây nên nhiều hậu quả: thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội.

+ Ở nhiều nước kém phát triển, sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế, dân cư và lao động chủ yếu vẫn tập trung ở khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Vì thế trình độ đô thị hoá ở nhiều quốc gia còn rất thấp (cơ sở hạ tầng kém, thiếu điện, nước, rác thải, nước thải. nhà ở lộn xộn...).

Câu 5: 

Các nước đang phát triển cần phải điều chỉnh quá trình đô thị hoá do:

- Tỉ lệ dân số thành thị thế giới ngày càng tăng.

- Tính đến giữa thế kỉ XX, phần lớn dân thành thị của thế giới tập trung chủ yếu ở các nước phát triển, nhưng sau đó có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Cho đến nay, phần lớn dân thành thị sống ở các nước đang phát triển (chiếm 2/3 số dân thành thị toàn thế giới).

- Ở các nước phát triển, quá trình đô thị hóa gắn liền với quá trình công nghiệp hóa; còn ở các nước đang phát triển thì quá trình này diễn ra trong điều diễn ra trong điều kiện phức tạp hơn, vượt khỏi tầm kiểm soát. Đó là:

+ Dân số tăng nhanh, bùng nổ dân số ở các đô thị.

+ Sự hấp dẫn của đô thị đã thu hút quá tải dân nhập cư.

+ Sức ép dân số lên mọi mặt kinh tế – xã hội như vấn đề việc làm, nhà ở, giáo dục, y tế,...

+ Nhiều bộ phận của đô thị phát triển phức tạp không theo quy hoạch.

- Sự gia tăng dân thành thị không phù hợp với quá trình đô thị hóa thực sự

đã nảy sinh nhiều vấn đề trong chính sách đô thị hóa của các nước này.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác