Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Địa lí 10 CD bài 12: Đất và sinh quyển

3. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Tại sao lại có nhiều loại đất khác nhau trên Trái Đất? 

Câu 2: Phân tích sự ảnh hưởng của khí hậu và sinh vậy tới sự hình thành đất? 

Câu 3: Quá trình hình thành đất có tính tổng hợp và tính phát sinh. Giải thích tại sao? 

Câu 4: Để nhận biết đất cần dựa vào dấu hiệu nào? 

Câu 5: Phân tích sự phân bố của động vật gắn liền với sự phân bố của thực vật? 

Câu 6: Phân tích sự đa dạng của thảm thực vật trên Trái Đất? 

Câu 7: Sự phân bố của động vật và thực vật gắn liền với nhau. Giải thích tại sao? 


Câu 1: 

Trái Đất có nhiều loại đất khác nhau, vì:

- Bất kì loại đất nào cũng chịu tác động đồng thời của các nhân tố: đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian, con người.

- Tác động của mỗi nhân tố và mối quan hệ giữa chúng khác nhau trong việc hình thành mỗi loại đất.

Câu 2:

Ảnh hưởng của khí hậu và sinh vật đến sự hình thành đất

- Khí hậu:

+ Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất là nhiệt và ẩm. • Tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá gốc bị phá hủy thành những sản

phẩm phong hóa, rồi sau đó tiếp tục phong hóa thành đất. • Nhiệt và ẩm còn ảnh hưởng tới sự hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất, đồng thời tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng

hợp hữu cơ cho đất.

+ Khí hậu ảnh hưởng gián tiếp đến sự thành tạo đất thông qua lớp phủ thực vật. Thực vật sinh trưởng tốt sẽ hạn chế việc xói mòn đất, đồng thời cung cấp nhiều chất hữu cơ cho đất.

– Sinh vật: đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất.

+ Thực vật cung cấp chất hữu cơ (cành khô, lá rụng,...) cho đất, rễ thực vật

bám vào các khe nứt của đá làm phá hủy đá.

+ Vi sinh vật phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn

+ Động vật sống trong đất (giun, kiến, mối,..) cũng góp phần làm biến đổi tính chất đất.

Câu 3: 

- Quá trình hình thành đất có tính chất phát sinh và tổng hợp, nghĩa là quá trình hình thành đất là tiến trình phát sinh và phát triển của đất tương thích với nhóm nhân tố hình thành đất.

- Tính chất phát sinh thể hiện ở chỗ đất được hình thành từ các chất vô cơ và hữu cơ, là thể biến động và có quá trình phát triển. Trong các nhân tố hình thành đất, đá mẹ là nhân tố sinh ra thành phần vô cơ của đất, sinh vật là nhân tố sinh ra thành phần hữu cơ của đất. Đá mẹ và sinh vật sinh ra thành phần vô cơ và hữu cơ của đất cũng trải qua một quá trình nhất định

Câu 4: 

- Sự khác biệt giữa đất với các vật thể tự nhiên khác ở chỗ đất có độ phì, còn các vật thể tự nhiên khác thì không.

- Độ phì là một thuộc tính khách quan, không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên mà còn phụ thuộc vào cả loài thực vật sinh trưởng trên đất đó.

Do vậy để nhận biết đất, phải dựa vào dấu hiệu là độ phì.

Câu 5: 

Sự phân bổ của động vật gắn liền với sự phân bố của thực vật:

- Thực vật là nơi cư trú của động vật.

- Thực vật là nguồn thức ăn của động vật:

+ Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định sự phát triển và phân bố của động vật.

- Trong chuỗi thức ăn của bất kể hệ sinh thái nảo, thực vật là mắt xích đầu tiên: nơi có thực vật phong phủ thì có nhiều động vật ăn cỏ, nơi nhiều động vật ăn cỏ thì có nhiều động vật ăn thịt... Ví dụ: Thực vật là có thể có động vật ăn cỏ là thỏ. Thỏ lại là mồi của động vật ăn thịt như chó sói, hổ, báo. Như vậy, các động vật ăn cỏ và ăn thịt cùng sống với nhau trong một môi trường nhất định.

Câu 6: 

- Sự phát triển và phân bố của các thảm thực vật trên Trái Đất chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau: Khí hậu, đất, địa hình, con người. Mỗi nhân tố tác động khác nhau ở những nơi khác nhau trên Trái Đất.

- Khí hậu: Ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua các yếu tố: Nhiệt độ, độ ẩm không khí, nước và ánh sáng.

+ Sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ tuyến, từ Xích đạo về cực, dẫn đến hình thành các kiểu thảm thực vật khác nhau (từ kiểu thảm thực vật rừng nhiệt đới đến kiểu thảm thực vật rừng đài nguyên).

+ Sự thay đổi chế độ ẩm dẫn đến ngay trong một vành đai cũng có các kiểu thảm thực vật khác nhau (ví dụ: Trong vòng đai nhiệt đới có các kiểu thảm thực vật rừng mưa nhiệt đới, rừng gió mùa, xavan và cây bụi, bản hoang mạc và hoang mạc).

+ Nơi có nước dồi dào, có nhiều loài sinh vật sinh sống; ở nơi hoang mạc, khí hậu rất khô, ít loài sinh vật cư trú tại đó.

+ Những cây ưa sáng thường sống ở nơi có đầy đủ ánh sáng; những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm, dưới tán lá của cây khác.

- Đất: Các đặc tính lí, hóa và độ phì của đất ảnh hưởng đến sự phân bố của thực vật.

+ Đất đỏ vàng ở khu vực nhiệt đới ẩm và Xích đạo thường có tầng dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt, nên có rất nhiều loài thực vật sinh trưởng và phát triển.

+ Đất ngập mặn ở các bãi triều ven biển nhiệt đới có các loài cây ưa mặn như sú, vẹt, đước, bản, mắm,... Vì vậy, rừng ngập mặn chỉ phân bố ở các bãi ngập triều ven biển.

- Địa hình: Độ cao, hướng sườn, độ dốc của địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố của sinh vật ở vùng núi

+ Nhiệt độ, độ ẩm không khi thay đổi theo độ cao của địa hình, dẫn đến hình thành các vành đai sinh vật khác nhau.

+ Các hướng sườn khác nhau thường nhận được lượng nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng khác nhau, do đó ảnh hưởng tới độ cao bắt đầu và kết thúc của các vành đai sinh vật.

- Con người: Làm thay đổi phạm vi phân bố của nhiều loại cây trồng và vật nuôi.

- Mối quan hệ giữa các nhân tố trong khi tác động đến sinh vật cũng khác nhau ở mọi nơi trên Trái Đất

Ví dụ:

+ Ở Xích đạo, do nhiệt ẩm dồi dào, nên thực vật rậm rạp, nhiều tầng, có nhiều động vật... Nhưng ở những nơi con người du canh, du cư thì thảm thực vật bị tàn phá, động vật cũng nghèo nàn.

+ Ở các bãi ngập triều ven biển thường có rừng ngập mặn phát triển, nhưng việc khai thác quả mức và bừa bãi của con người đã làm cho nhiều nơi không còn rừng.

+ Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn. Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt. Vì vậy, các loài động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt phải sống cùng nhau trong một môi trường sinh thái nhất định. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của động vật: Nơi nào thực vật phong phủ thì động vật cũng phong phú và ngược lại.

Câu 7: 

Sự phân bổ của động vật gắn liền với sự phân bố của thực vật:

- Thực vật là nơi cư trú của động vật.

- Thực vật là nguồn thức ăn của động vật:

+ Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định sự phát triển và phân bố của động vật.

- Trong chuỗi thức ăn của bất kể hệ sinh thái nảo, thực vật là mắt xích đầu tiên: nơi có thực vật phong phủ thì có nhiều động vật ăn cỏ, nơi nhiều động vật ăn cỏ thì có nhiều động vật ăn thịt... Ví dụ: Thực vật là có thể có động vật ăn cỏ là thỏ. Thỏ lại là mồi của động vật ăn thịt như chó sói, hổ, báo. Như vậy, các động vật ăn cỏ và ăn thịt cùng sống với nhau trong một môi trường nhất định.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác