Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Ngữ văn 8 cánh diều bài 1: Trợ từ và thán từ
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Chọn các trợ từ “những, đến, chính, độc, tịnh, là” điền vào chỗ trống thích hợp trong những câu sau đây:
- a) Trong những năm tháng khó khăn, /.../ bác Thanh đã giúp đỡ gia đình chúng tôi rất nhiều.
- b) Trường nó ở xa, con bé ngày nào cũng phải leo đèo lội suối /.../ bốn năm ki-lô-mét.
- c) Trên đường /.../ không một bóng người.
- d) Ruộng đất màu mỡ /.../ thế, vậy mà đồng bào các vùng nói trên phải chạy từng lon gạo.
- e) Con ra đi, mẹ ở nhà /.../ nhớ cùng mong.
- g) Phòng chỉ kê /.../ hai cái giường.
Câu 2: Trợ từ được phân thành hai nhóm. Đó là những nhóm nào? Hãy nêu điểm chung và điểm khác của hai nhóm này.
Câu 1:
- a) chính b) đến c) tịnh
- d) là e) những g) độc
Gợi ý một vài chỗ khó:
– Trợ từ “những” ở đây đặt trước động từ biểu thị ý nhấn mạnh tính chất của một tâm lí, tình cảm tựa như xâm chiếm hết cả tâm hồn.
– Trợ từ “độc” biểu thị ý nhấn mạnh số lượng chỉ có một hoặc rất ít mà thôi, không có thêm gì khác.
– Trợ từ “tịnh” biểu thị ý nhấn mạnh sự phủ định nêu ra sau đó; hoàn toàn, tuyệt nhiên.
Câu 2:
- Trợ từ được phân thành hai nhóm:
+ Nhóm thứ nhất: gồm các từ như những, có, chính, đích, ngay,...
+ Nhóm thứ hai: gồm các từ như à, ư, nhỉ, nhé, chứ đi, thay,...
- Hai nhóm từ này đều có chung mấy đặc tính ngữ pháp – ngữ nghĩa sau đây:
+ Không làm thành phần câu.
+ Không làm thành phần của cụm từ.
+ Không làm phương tiện liên kết các thành phần của cụm từ hoặc thành phần của câu.
+ Biểu thị mối quan hệ giữa người nói với điều được nói đến ở trong câu (nhấn mạnh, nghi vấn, cầu khiến, thân mật, ngạc nhiên,..).
- Tuy nhiên hai nhóm từ này cũng có chỗ khác nhau:
+ Các từ thuộc nhóm thứ nhất có tác dụng nhấn mạnh ý nghĩa của một từ ngữ trong câu.
+ Còn tác dụng của các từ thuộc nhóm thứ hai thì lại liên quan đến ý nghĩa của cả câu.
Bình luận