Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 8 cánh diều bài 1: Trợ từ và thán từ

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Nhận xét về cách dùng các từ “này, a và vâng” bằng cách lựa chọn những câu trả lời đúng:

  1. a) Các từ ấy có thể làm thành một câu độc lập.
  2. b) Các từ ấy không thể làm thành một câu độc lập.
  3. c) Các từ ấy không thể làm một bộ phận của câu.
  4. d) Các từ ấy có thể cùng những từ khác làm thành một câu và thường đứng đầu câu.

Câu 2: Giải thích nghĩa của các trợ từ in đậm trong những câu sau:

  1. a) Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.
  2. b) Hai đứa mê nhau lắm. Bố mẹ đứa con gái biết vậy, nên cũng bằng lòng gả. Nhưng họ thách nặng quá: nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu... cả cưới nữa thì mất đến cứng hai trăm bạc.
  3. c) Tính ra cậu Vàng cậu ấy ăn khoẻ hơn cả tôi, ông giáo ạ!
  4. d) Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám / Tựa nhau trông xuống thế gian cười.

Câu 3: Các thán từ in đậm trong những câu sau đây bộc lộ những cảm xúc gì?

  1. a) Chuột Cống chùi bộ râu và gọi đám bộ hạ: "Kìa chúng bay đâu, xem thằng Nồi Đồng hôm nay có gì chén được không?".

Lũ chuột bò lên chạn, leo lên bác Nồi Đồng. Năm sáu thằng xúm lại húc mõm vào, cố mãi mới lật được cái vung nồi ra. "Ha ha! Cơm nguội! Lại có một bát cá kho! Cá rô kho khế: vừa dừ vừa thơm, Chít chít, anh em ơi, lại đánh chén đi thôi!".

Bác Nồi Đồng run như cầy sấy: "Bùng boong. Ái ái! Lạy các cậu, các ông, ăn thì ăn, nhưng đừng đánh đổ tôi xuống đất. Cái chạn cao thế này, tôi ngã xuống không vỡ cũng bẹp, chết mất!".

  1. b) Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Câu 4: Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “Gọi dạ bảo vâng”.

 


Câu 1

- Câu a và d là đúng.

Câu 2:

  1. a) Lấy: từ dùng để nhấn mạnh mức tối thiểu, không yêu cầu hơn
  2. b) Nguyên: chỉ có như thế, không có gì thêm hoặc không có gì khác

Đến: từ biểu thị ý nhấn mạnh về tính chất bất thường của một hiện tượng để làm nổi bật mức độ cao của một việc nào đó

  1. c) Cả: từ biểu thị ý nhấn mạnh về mức độ cao, phạm vi không hạn chế của sự việc
  2. d) Cứ: từ biểu thị ý nhấn mạnh thêm về sắc thái khẳng định, bất chấp điều kiện khách quan như thế nào

Câu 3: 

  1. a) Ha ha: bộc lộ cảm xúc vui sướng, khoái chí
  2. b) Ái ái: bộc lộ cảm giác bị đau đột ngột
  3. c) Than ôi: biểu lộ sự đau buồn, thương tiếc

Câu 4: 

Câu tục ngữ này khuyên bảo chúng ta cách dùng thán từ gọi đáp biểu thị sự lễ phép.

 


Bình luận

Giải bài tập những môn khác