Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Lịch sử 8 chân trời bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn
VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Trình bày hiểu biết của em về di tích Lũy Thầy, sông Gianh (Quảng Bình) và cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn.
Câu 2. Giới thiệu về một di tích của nhà Mạc mà em biết.
Câu 3. Trình bày hiểu biết của em về sông Gianh và Lũy Thầy – ranh giới phân chia Đàng Trong và Đàng Ngoài.
Câu 1:
- Luỹ Thầy (hay lũy Đào Duy Từ gọi theo tên của nhà quân sự đã chỉ huy xây dựng năm 1631). Lũy Thầy có tổng chiều dài 34 km, chiều cao thành lũy khoảng 12 m, có đoạn chỉ cao 3 – 6 m.
- Đây là phòng tuyến quân sự quan trọng, góp phần bảo vệ dinh trấn của chúa Nguyễn trước những cuộc tấn công của nhà Lê – Trịnh. Trong dân gian vẫn lưu truyền câu ca:
Khôn ngoan qua được Thanh Hà,
Dẫu rằng khó qua Lũy Thầy.
- Hiện nay, dưới chân luỹ sát cửa sông Nhật Lệ (thuộc tỉnh Quảng Bình) còn một tấm bia khắc dòng chữ: “Nơi đây đã từng diễn ra các cuộc giao tranh quyết liệt giữa hai thế lực phong kiến Trịnh - Nguyễn trong gần 50 năm của cuộc nội chiến”.
Câu 2.
Giới thiệu về một di tích của nhà Mạc:
- Khu tưởng niệm Vương triều nhà Mạc đã được hai lần ghi danh, cụ thể, ngày 17/9/2002, Bộ trưởng Bộ Văn hóa -Thông tin đã công nhận Từ đường họ Mạc ở Cổ Trai, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Tiếp theo, năm 2009, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định đưa công trình này vào danh mục các công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
- Khu tưởng niệm Vương triều nhà Mạc được xây dựng trên diện tích đất rộng 10,5ha. Khu di tích gồm có nhà chính điện, nơi thờ 5 vị vua triều Mạc định đô tại Thăng Long (1527 - 1592): Thái tổ nhân minh Cao Hoàng đế Mạc Đăng Dung, Thái tông Khâm triết văn Hoàng đế Mạc Đăng Doanh, Hiến tông Hiển Hoàng đế Mạc Phúc Hải, Tuyên tông Anh Nghị Hoàng đế Mạc Phúc Nguyên, Mục tông Hồng minh Hoàng đế Mạc Mậu Hợp.
Dấu tích Vương triều nhà Mạc – Kinh đô đầu tiên trên đất Hải Phòng.
- Định Nam đao được thờ tại Di tích Khu tưởng niệm Vương Triều Mạc, đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật Quốc gia. Đây là niềm vinh dự, là niềm tự hào của không chỉ người dân Hải Phòng nói chung và đặc biệt là người dân huyện Kiến Thụy nói riêng vì nơi đây là nơi sinh ra và lớn lên của vị vua đầu tiên của Vương triều Mạc. Vùng đất Kiến Thụy là nơi phát tích Vương triều Mạc, là nơi có truyền thống học hành và thời nào cũng có người đỗ đạt cao, giữ những trọng trách của quốc gia, của thành phố. Việc khai bút đầu xuân tượng trưng cho sự khởi đầu tốt đẹp của mọi hoạt động, với mục đích gửi gắm tâm tư, nguyện vọng về một năm mới hạnh phúc và thành công. Mùng 6 tháng Giêng hàng năm, tại Khu tưởng niệm Vương triều nhà Mạc thường diễn ra lễ khai bút đầu xuân, với sự tham gia của hàng trăm học sinh giỏi, học sinh tiêu biểu trên địa bàn thành phố và đông đảo người dân, du khách gần xa. Lễ khai bút được thực hiện sau nghi thức rước "thần bút" về trước đền thờ các chư vị tiên đế Vương triều Mạc.
Câu 3.
- Sông Gianh chảy qua các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch và đổ ra biển Đông ở cửa Giang. Cửa sông có cảng biển là cảng Giang.
+ Trong lịch sử, sông Gianh là ranh giới phân chia Đàng Trong với Đàng Ngoài, thời Trịnh - Nguyễn phân tranh (năm 1570-1786). Chiến trường chính của giai đoạn này là miền Bố Chính (Quảng Bình).
+ Trong cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn, chúa Trịnh phân chia ranh giới Bắc Nam là sông Gianh. Bờ bắc sông có chợ Ba Đồn là nơi quân Trịnh mua đồ ăn uống và trao đổi hàng hóa. Bờ nam sông có một số thành lũy của nhà Nguyễn như luỹ Thầy dài 18 km do quan Đào Duy Từ chỉ huy xây dựng, luỹ Trường Dục dài 10 km. Các di tích này, một số hiện vẫn còn.
+ Ngoài sông Gianh, Quảng Bình còn 4 hệ thống sông chính khác là sông Roòn, sông Lý Hòa, sông Dinh và sông Nhật Lệ. Toàn tỉnh có khoảng 160 hồ tự nhiên và nhân tạo với dung tích ước tính 243,3 triệu m3.
- Luỹ Thầy (hay lũy Đào Duy Từ gọi theo tên của nhà quân sự đã chỉ huy xây dựng năm 1631). Lũy Thầy có tổng chiều dài 34 km, chiều cao thành lũy khoảng 12 m, có đoạn chỉ cao 3 – 6 m.
+ Đây là phòng tuyến quân sự quan trọng, góp phần bảo vệ dinh trấn của chúa Nguyễn trước những cuộc tấn công của nhà Lê – Trịnh. Trong dân gian vẫn lưu truyền câu ca:
Khôn ngoan qua được Thanh Hà,
Dẫu rằng khó qua Lũy Thầy.
+ Hiện nay, dưới chân luỹ sát cửa sông Nhật Lệ (thuộc tỉnh Quảng Bình) còn một tấm bia khắc dòng chữ: “Nơi đây đã từng diễn ra các cuộc giao tranh quyết liệt giữa hai thế lực phong kiến Trịnh - Nguyễn trong gần 50 năm của cuộc nội chiến”.
Bình luận