Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Lịch sử 8 chân trời bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn
NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Trình bày những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc.
Câu 2:
- Giải thích nguyên nhân bùng nổ cuộc xung đột Nam – Bắc triều.
- Hãy tóm tắt nét chính về hệ quả của cuộc xung đột Nam – Bắc triều.
Câu 3:
- Giải thích nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn.
- Nêu hệ quả của cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn.
Câu 4: Hãy lập và hoàn thành bảng hệ thống về các cuộc xung đột Nam – Bắc triệu và Trịnh – Nguyễn theo mẫu dưới đây:
Nội dung | Xung đột Nam – Bắc triều | Xung đột Trịnh – Nguyễn |
Người đứng đầu |
|
|
Nguyên nhân |
|
|
Thời gian |
|
|
Hệ quả |
|
|
Câu 1:
Những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc:
- Đầu thế kỉ XVI: nhà Lê lâm vào tình trạng khủng hoảng.
+ Sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến diễn ra quyết liệt.
+ Các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra ở nhiều nơi trong cả nước.
- Mạc Đăng Dung (võ quan trong triều Lê) đã lợi dụng xung đột giữa các phe phái để tiêu diệt các thế lực đối địch và thâu tóm mọi quyền hành.
- Năm 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi, lập ra triều Mạc, thực hiện một số chính sách về chính trị, kinh tế, xã hội nhằm ổn định và phát triển đất nước.
Câu 2:
- Nguyên nhân bùng nổ cuộc xung đột Nam – Bắc triều:
- Nhà Mạc được thành lập nhưng một bộ phận quan lại trung thành với triều Lê ra sức chống lại nhằm khôi phục vương triều này.
- Năm 1533, Nguyễn Kim (một quan võ trong triều Lê) vào Thanh Hoá, lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc” đưa một người con của vua Lê lên ngôi, thiết lập lại vương triều, gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều (của nhà Mạc ở phía Bắc).
- Mâu thuẫn giữa Nam - Bắc triểu dẫn đến cuộc xung đột trong gần 60 năm (1533 - 1592). Cuối cùng, Nam triều chiếm được Thăng Long (Đông Kinh), nhà Mạc phải chạy lên Cao Bằng, xung đột Nam - Bắc triều chấm dứt.
- Những nét chính về hệ quả của cuộc xung đột Nam – Bắc triều:
- Đất nước bị chia cắt. Vùng Thanh – Nghệ và đồng bằng Bắc Bộ là chiến trường.
- Làng mạc bị tàn phá
- Sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp bị đình trệ .
- Trao đổi buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.
- Đời sống nhân dân khốn cùng vì đói, bị bắt đi lính, đi phu, nhiều gia đình bị li tán.
Câu 3:
- Nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn:
- Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay, nắm toàn bộ binh quyền. à Mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh - Nguyễn dần bộc lộ, ngày càng trở nên gay gắt.
- Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng đã xin vào trấn thủ ở Thuận Hoá để tìm cách gây dựng sự nghiệp.
- Sau khi Nguyễn Hoàng mất, con trai là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay, tiếp tục củng cố địa vị, dần dân cắt đứt quan hệ lệ thuộc với họ Trịnh. Năm 1627, cuộc xung đột giữa hai thế lực Trịnh - Nguyễn bùng nổ.
- Hệ quả của xung đột Trịnh – Nguyễn:
- Toàn bộ vùng đất Quảng Bình, Hà Tĩnh ngày nay trở thành chiến trường ác liệt.
- Hai bên lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới chia cắt đất nước thành Đàng Trong - Đàng Ngoài. Lũy Thầy ở phía Nam là bức tường ngăn đôi đất nước.
- Làm suy kiệt sức người, sức của.
- Tàn phá đồng ruộng, xóm làng.
- Giết hại nhiều người dân vô tội.
- Làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia.
Câu 4:
Nội dung | Xung đột Nam – Bắc triều | Xung đột Trịnh – Nguyễn |
Người đứng đầu | Nguyễn Kim (sau đó là con rể của Trịnh Kiểm). | Con rể của Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm và họ Trịnh. |
Nguyên nhân | - Nhà Mạc được thành lập nhưng một bộ phận quan lại trung thành với triều Lê ra sức chống lại nhằm khôi phục vương triều này. - Năm 1533, Nguyễn Kim (một quan võ trong triều Lê) vào Thanh Hoá, lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc” đưa một người con của vua Lê lên ngôi, thiết lập lại vương triều, gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều (của nhà Mạc ở phía Bắc). | - Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay, nắm toàn bộ binh quyền. Mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh - Nguyễn dần bộc lộ, ngày càng trở nên gay gắt. - Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng đã xin vào trấn thủ ở Thuận Hoá để tìm cách gây dựng sự nghiệp. - Sau khi Nguyễn Hoàng mất, con trai là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay, tiếp tục củng cố địa vị, dần dân cắt đứt quan hệ lệ thuộc với họ Trịnh. Năm 1627, cuộc xung đột giữa hai thế lực Trịnh - Nguyễn bùng nổ. |
Thời gian | 60 năm | 50 năm |
Hệ quả | - Đất nước bị chia cắt. Vùng Thanh – Nghệ và đồng bằng Bắc Bộ là chiến trường. - Làng mạc bị tàn phá - Sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp bị đình trệ . - Trao đổi buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn. - Đời sống nhân dân khốn cùng vì đói, bị bắt đi lính, đi phu, nhiều gia đình bị li tán. | - Toàn bộ vùng đất Quảng Bình, Hà Tĩnh ngày nay trở thành chiến trường ác liệt. - Hai bên lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới chia cắt đất nước thành Đàng Trong - Đàng Ngoài. Lũy Thầy ở phía Nam là bức tường ngăn đôi đất nước. - Làm suy kiệt sức người, sức của. - Tàn phá đồng ruộng, xóm làng. - Giết hại nhiều người dân vô tội. |
Bình luận