Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Lịch sử 7 Kết nối bài bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến thế kỉ XIX

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Trình bày văn hóa Ấn Độ. Em có nhận xét gì về văn hóa Ấn Độ.

Câu 2: Hãy tìm hiểu thêm và kể tên một số thành tựu văn hóa của các quốc gia Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ thời phong kiến.


Câu 1: 

- Văn hóa Ấn Độ thể hiện qua các phương diện chính: tôn giáo, chữ viết, văn học

  • Về tôn giáo:

- Đạo Bà La Môn: Dưới Vương triều Gúp-ta, đạo Bà La Môn phát triển thành đạo Hin-đu – tôn giáo thịnh hành ở Ấn Độ cho đến ngày nay.

- Đạo Phật: Trong quá trình hình thành và phát triển có sự phân hóa thành hai giáo phải là Đại thừa và Tiểu thừa và tiếp tục phát triển mạnh trong thời Gúp-ta.

- Đạo Hồi: Được du nhập vào Ấn Độ thời Vương triều Hồi giáo Đê-li và phát triển thành một tôn giáo ở Ấn Độ.

  • Chữ viết – văn học:

– Chữ viết Ấn Độ ra đời từ sớm, chữ Phạn là chữ viết chính, là nguồn gốc của chữ Hin-đu hiện nay.

– Văn học:

+ Văn học Ấn Độ hết sức phong phú, đa dạng. Đó là nền văn học Hin-du phát triển với các thể loại: thơ ca lịch sử, kịch thơ, truyện thần thoại,...

+ Nội dung của văn học ca ngợi tình yêu đôi lứa, chống lại sự phân biệt đẳng cấp trong chừng mực nhất định.

– Nghệ thuật kiến trúc:

+ Chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo (kiến trúc Hin-đu, kiến trúc Phật giáo).

+ Trên đất Ấn Độ tồn tại hàng vạn công trình nghệ thuật độc đáo; điều đó không chỉ phản ánh trình độ văn hóa phát triển của Ấn Độ mà còn là những mẫu mực cho nghệ thuật của các nước Đông Nam Á.

  • Nhận xét: Ấn Độ là nước có nền văn hóa lâu đời và là một trong những trung tâm văn minh lớn của loài người.

Câu 2: 

- Một số thành tựu văn hóa của Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ:

+ Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam, Việt Nam).

+ Đền Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a).

+ Đền Ăng-co Vát, Ăng-co Thom (Cam-pu-chia).


Bình luận

Giải bài tập những môn khác