Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Lịch sử 7 Kết nối bài 18: Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Khái quát tình hình kinh tế và văn hóa vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế ki XVI

Câu 2: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy lí giải những nguyên nhân khiến trong một thời kỳ dài, triều đình Chân Lạp không thể quản lí và kiểm soát vùng đất Nam Bộ.


Câu 1:

Kinh tế và văn hóa:

- Về kinh tế:

+ Nông nghiệp chủ yếu dựa vào canh tác lúa nước kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt thủy sản.

+ Cư dân ở đây biết làm nghề thủ công và buôn bán nhỏ.

+ Thương nghiệp không còn phát triển như thời Vương quốc Phù Nam trước thế kỉ VII.

- Về văn hóa:

+ Chịu ảnh hưởng của văn minh Ăng-co nhưng không đậm nét.

+ Cư dân ở đây vẫn giữ nhiều truyền thống của văn hóa Phù Nam và tiếp xúc với văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ (Hin-du giáo, Phật giáo) và các tín ngưỡng dân gian,...

Câu 2: 

- Nguyên nhân triều đình Chân Lạp không thể quản lí và kiểm soát vùng đất Nam Bộ:

+ Người Khơ-me (tộc người chủ yếu ở Chân Lạp) có truyền thống canh tác và sinh sống trên những vùng đất cao, khô ráo. Trong khi đó, vùng đất Nam Bộ có điều kiện tự nhiên bị ngập nước, là vùng đầm lầy; mặt khác, từ nửa sau thế kỉ X, một phần đất đai của vùng đất Nam Bộ bị ngập mặn, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.

=> Do đó, trong suốt thế kỉ VII – đầu thế kỉ XVI, cư dân Khơ-me hầu như không sinh sống ở vùng đất Nam Bộ.

- Trong các thế kỉ VII – đầu thế kỉ XVI, triều đình Chân Lạp phải đối mặt với nhiều khó khăn như: mâu thuẫn nội bộ, các cuộc chiến tranh xâm lược từ bên ngoài… nên khó có khả năng kiểm soát trực tiếp vùng đất Nam Bộ. Bên cạnh đó, dấu ấn về thời kì phát triển cường thịnh của Phù Nam rất mạnh mẽ trong lòng cư dân nơi đây, cho nên triều đình Ăng-co rất khó có thể quản lý và kiểm soát được vùng đất này mà phải giao cho những người thuộc dòng dõi vua Phù Nam cai trị.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác