Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Lịch sử 6 CTST bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: So sánh sự giống và khác nhau giữa nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc? 

Câu 2: Em biết gì về “nỏ thần” được An Dương Vương sử dụng trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tần? 


Câu 1: 

  • Giống nhau:

- Là tổ chức bộ máy nhà nước đầu tiên, còn sơ khai, đơn giản, vua có quyền quyết định tối cao.

- Giúp vua cai trị là các Lạc hầu, Lạc tướng. Lạc tướng đứng đầu các bộ; Bồ chính đứng đầu các chiềng, chạ.

  • Khác nhau:

- Nước Văn Lang đóng đô ở vùng trung du: Phong Châu (Phú Thọ ngày nay).

- Nước Âu Lạc đóng đô ở vùng đồng bằng: Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh - Hà Nội ngày nay).

- Nhà nước Âu Lạc phát triển hơn, có thành Cổ Loa vừa là kinh đô trung tâm chính trị, kinh tế, vừa là công trình quân sự độc đáo bảo vệ an ninh quốc gia, thể hiện trình độ phát triển cao hơn.

- Vua An Dương Vương có quyền lực cao hơn vua Hùng, có quân đội mạnh được trang bị đầy đủ, đặc biệt là “nỏ thần”.

Câu 2: 

- Nỏ thần” đó chính là nỏ Liên Châu.

- Nỏ Liên Châu là vũ khí quan trọng của nước Âu Lạc. Tương truyên, nỏ Liên Châu do Cao Lỗ (vị tướng của An Dương Vương) chế tạo, có thể bắn một lần được nhiều phát, các mũi tên đề được bịt đồng sắc nhọn (có 3 cạnh).

- Lẫy nỏ là bộ phận quan trọng nhất của nỏ Liên Châu. Trong truyền thuyết, lẫy nỏ làm bằng móng rùa thần, nhưng theo các nhà nghiên cứu thì có thể rùa là con vật linh thiêng được cư dẫn Việt tôn thờ nên đã gắn sức mạnh của vị thần phát cho loại vũ khí “bảo bối” của mình nhằm làm tăng thêm sức mạnh thần kì của thứ vũ khí ấy. Thực tế, lẫy có thể được chế bằng đồng, bằng sừng hoan gỗ cứng, hình dáng của nó gần như móng rùa. Nó được cấu tạo với nhiều chi tiết lắp vào nhau nên chiếc nỏ còn được gọi là “liên cơ”. Bình thường, dây nỏ được căng lên, cài lại, khi bắn thì dùng ngón tay kéo lùi nút lẫy để dây bật, đẩy tung những cánh tên lao như gió cuốn.

- Để một lúc bật lẫy nỏ cho nhiều mũi tên cùng bay ra, có ý kiến cho rằng tướng quân Cao Lỗ đã nghĩ cách làm rộng thân nỏ, xẻ chéo nhiều rãnh, đặt những mũi tên chụm lại để khi bật lẫy, mũi tên theo rãnh bay đi.

- Sức mạnh của nỏ Liên Châu đã được ghi lại trong sách Lĩnh Nam chích quái như sau: “Cứ đem nỏ ra chĩa vào quân giặc là chúng không dám tới gần”.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo