Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Lịch sử 6 CTST bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc
I. NHẬN BIẾT
Câu 1: Em hãy nêu những cơ sở và điều kiện đưa đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang?
Câu 2: Sự chuyển biến về kinh tế cuối thời nguyên thủy ở Việt Nam như thế nào?
Câu 3: Em hãy cho biết nghề nông nghiệp trồng lúa nước ta cuối thế kỉ VII đến thế kỉ I TCN?
Câu 4: Các nền văn hóa lớn ở nước ta cuối thế kỉ VII đến thế kỉ I TCN được hình thành như thế nào?
Câu 5: Sự phân công lao động đã hình thành ở nước ta cuối thời nguyên thủy như thế nào?
Câu 1:
- Những cơ sở và điều kiện đưa đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang:
+ Sự chuyển biến về kinh tế cuối thời nguyên thủy ở Việt Nam
+ Sự phân hóa xã hội
+ Nhu cầu làm thủy lợi, trị thủy
+ Nhu cầu tự vệ, chống ngoại xâm
Câu 2:
Sự chuyển biến về kinh tế cuối thời nguyên thủy ở Việt Nam:
- Đầu thiên niên kỉ I TCN, công cụ lao động bằng đồng thau phổ biến và con người bắt đầu biết sử dụng công cụ sắt. Sự xuất hiện công cụ bằng kim loại đã tạo điều kiện cho người nguyên thủy tiến dần xuống các vùng châu thổ các con sông lớn, đặc biệt là sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Đồng Nai v.v... khai thác đất đai, ổn định cuộc sống.
- Dần dần hình thành những nhóm thị tộc cùng sinh sống lâu dài trên cùng một vùng đất, sau uay gọi là làng, bản. Nhu cầu phát triển sản xuất cũng tăng lên.
- Nông nghiệp trồng lúa nước với việc dùng cày và sức kéo của gia súc khá phát triển. Nghề nông vốn có và với hàng loạt công cụ sản xuất được cải tiến, những người nguyên thủy sống định cư lâu dài ở vùng đồng bằng ven sông, ven biển. Trong quá trình mở rộng việc trồng trọt và chăn nuôi, người ta phát hiện được nhiều loại cây lương thực, đặc biệt là cây lúa.
Câu 3:
Nghề nông nghiệp trồng lúa nước ta cuối thế kỉ VII đến thế kỉ I TCN:
- Điều kiện ra đời:
+ Việt Nam là một trong những quê hương của cây lúa hoang.
+ Việt Nam là nơi có nhiều điều kiện về khí hậu, về thổ nhưỡng phù hợp với sản nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp trồng lúa nước.
+ Nền nông nghiệp sơ khai của nước ta được hình thành từ rất sớm gắn với thuật luyện kim ra đời cuối thời kì nguyên thủy.
- Ý nghĩa:
+ Nông nghiệp trở thành ngành kinh tế chính góp phần nâng cao đời sống con người.
+ Nông nghiệp trồng lúa nước phát triển đã ra các đồng bằng lớn ven các con sông, trở thành nơi định cư lâu dài của cư dân Việt cổ. Tạo điều kiện hình thành nhà nước đầu tiên - nhà nước Văn Lang.
Câu 4:
Sự hình thành các nền văn hóa lớn:
- Điều kiện hình thành:
+ Do bước phát triển nhảy vọt về công cụ sản xuất từ cuối thời nguyên thủy: thuật luyện kim ra đời, công cụ bằng kim loại ngày càng phát triển.
+ Sự ra đời của thuật luyện kim và công cụ sản xuất bằng kim loại đã đẩy nhanh sự phát triển về kinh tế và xã hội.
- Biểu hiện: Các trung tâm văn hóa lớn hình thành như văn hóa Óc Eo (Tây Nam Bộ), văn hóa Sa Huỳnh (Nam Trung Bộ), văn hóa Đông Sơn (Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ,...).
- Ý nghĩa:
+ Các nền văn hóa lớn hình thành là cơ sở của các quốc gia đầu tiên ở Việt Nam ra đời.
+ Văn hóa Đông Sơn (văn hóa đồ đồng) là cơ sở của quốc gia đầu tiên của người Lạc Việt.
Câu 5:
Sự phân công lao động đã hình thành ở nước ta:
- Những chuyển biến kinh tế đã làm cho sản xuất ngày càng phát triển. Công việc ở các ngành ngày càng đa dạng, phức tạp khi yêu cầu chất lượng tăng lên. Nam và nữ cũng có những công việc khác nhau.
- Sự phân công lao động trở thành bắt buộc. Phân công lao động cũng góp phần nâng cao chất lượng công việc, sản phẩm ngày càng nhiều hơn.
- Phụ nữ làm việc nhà, tham gia sản xuất nông nghiệp và làm đồ gốm dệt vải.
- Nam giới, một phần làm nghề nông, đi săn bắt, đánh cá, một phần chuyên sâu hơn làm nghề thủ công.
Giải những bài tập khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận