Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 6: Lạm phát

  1. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1: Năm 2008, nền kinh tế Việt Nam chịu tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm, lạm phát tăng cao. Nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, trong đó kiềm chế lạm phát là ưu tiên hàng đầu, chính sách tiền tệ đã được điều hành theo xu hướng thắt chặt hơn thông qua các biện pháp:

  • Tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc
  • Phát hành 20.300 tỉ đồng trái phiếu cho các ngân hàng thương mại nhằm hút bớt tiền trong lưu thông;
  • Khống chế tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức 30% năm. Chính sách tiền tệ thắt chặt đã đưa mức lạm phát từ 19,89% năm 2008 xuống còn 6,52% năm 2009, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Theo em, các biện pháp Chính Phủ đã thực hiện làm tăng hay giảm lượng tiền mặt trong lưu thông? Việc thực hiện các biện pháp đó trong giai đoạn 2008 – 2009 để kiềm chế, kiểm soát lạm phát là hiệu quả hay không hiệu quả?

Câu 2: Để mua được một ổ bánh mỳ người dân Zimbabwe phải bỏ ra số tiền tương ứng với 300 tỷ đô la Zimbabwe và 45 tỷ một khay trứng với 30 quả trứng. Những người dân Châu Phi này được gọi với cái tên khá châm biếm “Tỉ phủ đói ăn”. Phải chi tiền tỷ cho việc mua bán các nhu yếu phẩm hàng ngày nên dần dần người dân Zimbabwe chuyển từ cách mua sang đổi các đồ vật để lấy các đồ vật có giá trị tương ứng. Theo em, sự tụt giá không phanh của đồng tiền đã dẫn đến điều gì trong cuộc sống của người dân?

Câu 3: M đang tính hè này sẽ đi làm kiếm thêm tiền tiêu vặt để không cần phải xin bố mẹ quá nhiều. Em vô tình đọc được thông tin giá của một bắp ngô tại Zimbabwe lên tới 2.000.000  ZWL, em mới thoáng nghĩ tới nếu ở Việt Nam mà cũng được giá như vậy thì em chỉ cần đi bán ngô trong 1 tuần là có thể có vô số tiền để tiêu. Theo em, suy nghĩ của M có chín chắn chưa?

Câu 4: Em hãy nêu các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của lạm phát đối với một quốc gia.

Câu 5: Hãy nêu một số chính sách kiểm soát và kiềm chế lạm phát của Nhà nước mà em biết.

 


Câu 1: 

Theo em, các biện pháp Chính phủ đã thực hiện giảm lượng tiền mặt trong lưu thông. Việc thực hiện các biện pháp đó trong giai đoạn 2008 - 2009 đã kiềm chế, kiểm soát lạm phát là hiệu quả.

Câu 2:

Sự tụt giá không phanh của đồng tiền khiến cuộc sống của người dân Zimbabwe trở nên khốn khổ, phải chi trả rất nhiều tiền cho những chi phí thiết yếu của đời sống.

Câu 3: 

Suy nghĩ của M trong trường hợp này là chưa chín chắn. Vì M chưa tìm hiểu về đời tình hình lạm phát của Zimbabwe, mọi thứ ở đây trở nên đắt đỏ và điều này không làm cuộc sống của người dân giàu có hơn mà ngày càng rơi vào tình trạng khốn đốn. Một bắp ngô với giá cao như vậy chứng tỏ tình hình lạm phát của quốc gia này đang rơi vào mức báo động.

Câu 4: 

* Ảnh hưởng tích cực:

Khi tốc độ lạm phát còn trong mức độ lạm phát tự nhiên, tức là dưới 10% sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế như:

+ Kích thích tiêu dùng, hiện tượng cho vay, đầu tư vốn và giảm tình trạng thất nghiệp trong xã hội.

+ Chính phủ có thêm khả năng lựa chọn công cụ kích thích đầu tư ở những lĩnh vực chưa phổ biến thông qua việc mở rộng tín dụng, phân phối lại nguồn thu nhập và đầu tư có chọn lọc về nguồn nhân lực theo định hướng mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra.

* Ảnh hưởng tiêu cực

Tác động trực tiếp đến lãi suất, tức là khi lãi suất trên danh nghĩa của những khoảnvay tăng lên người vay không đủ khả năng trả thì sẽ dẫn đến thất nghiệp gia tăng và ảnh hưởng đến nền kinh tế như:

+ Lạm phát làm ảnh hưởng đến thu nhập thực tế.

+ Phấn khối các khoản thu nhập trở nên bất bình đẳng.

Câu 5: 

Một số chính sách để kiểm soát và kiềm chế lạm phát của Nhà nước:

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện chích sách tiền tệ thận trọng, chắc chắn, đảm bảo được tính chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với chính sách tài khóa và các chính sách khác.

- Bộ kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, ba chương trình mục tiêu quốc gia.

- Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương làm tốt công tác an sinh xã hội, đảm bảo đời sống nhân dân.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác