Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 6: Lạm phát

  1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Em hãy nêu khái niệm lạm phát. Liệt kê các loại hình lạm phát.

Câu 2: Em hãy cho biết các nguyên nhân dẫn đế lạm phát.     

Câu 3: Chỉnh Phủ có vai trò gì trong việc kiềm chế và kiểm soát lạm phát?

Câu 4: Công dân có trách nhiệm như thế nào trong việc kiềm chế và kiểm soát lạm phát?


Câu 1:

- Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định.

- Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, có thể phân chia lạm phát thành 3 loại:

+ Lạm phát vừa phải: Giá trị tổng tiền khá ổn định. Đây là mức lạm phát bình thường, không gây hậu quẩ đáng kể tới nền kinh tế

+ Lạm phát phi mã: Đồng tiền mất giá nhanh chóng. Mức lạm phát này gây ảnh hưởng tới hoạt động của nền kinh tế

+ Siêu lạm phát: Đồng tiền mất giá nghiêm trọng. Mức làm phát này gây ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế.

Câu 2:

Các nguyên nhân dẫn đến lạm phát:

+ Do nhu cầu thị trường tăng: nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ của thị trường gia tăng một cách nhanh chóng khiến giá cả các mặt hàng bị đẩy lên cao dẫn đến mức giá chung của hàng hóa, dịch vụ tăng lên, làm giảm sức mua của đồng tiền.

+ Do chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng: khi giá cảu một hoặc vài yếu tố sản xuất (tiền lương, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu,…) tăng sẽ làm tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng, đẩy giá thành sản phẩm và kéo giá cả của hầu hết hàng hóa, dịch vụ khác tăng theo, làm giảm sức mua của đồng tiền.

+ Do cung ứng lượng tiền lưu thông trong nước tăng: khi ngân hàng nhà nước mua ngoại tệ, mua công trái, phát hành tiền mới làm lượng cung tiền lưu thông vượt lượng cầu tiền lưu thông, mức giá chung tăng, sức mua của đồng tiền giảm.

Câu 3: 

Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong việc ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách, pháp luật nhằm kiểm chế và kiểm soát lạm phát:

- Giảm mức cung tiền, cắt giảm chi tiêu ngân sách, tăng thuế, kiểm soát có hiệu quả việc tăng giá,....(trong trường hợp lạm phát do lượng tiền mặt trong lưu thông vượt quá mức cần thiết, lạm phát do cầu kéo).

- Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, giảm thuế, cải tiến kĩ thuật, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, ...(trong trường hợp lạm phát do chi phí đẩy).

Câu 4: 

Công dân có trách nhiệm chấp hành và ủng hộ những hành vi chấp hành, tuân thủ chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát. Đồng thời, phê phán những hành vi vi phạm chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác