Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo.

  1. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Xã Q có nhiều đồng bào theo các tôn giáo khác nhau sinh sống. Gần đây, thấy  tình hình vi phạm pháp luật  trên địa bàn xả có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp nên lãnh đạo xã Q giao cho phòng Tư pháp tổ chức hoạt động phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thưc sphasp luật cho người dân. Trong cuộc họp bàn để xây dựng kế hoạch thực hiện, anh H cho rằng vì gần đây có một số tôn giáo mới đến nên tình trạng vi phạm pháp luật mới gia tăng. Do đó, việc tuyên truyền, phổ biến chỉ cần khoang vùng tập trung vào người dân thuộc những tôn giáo mới này là đủ.

Em nhận xét như thế nào về ý kiến của anh H? Nếu được tham gia cuộc họp đó em sẽ phát biểu như thế nào?

Câu 2: Khi biết con trai M có tình cảm với H, mẹ M đã phản đối kịch liệt và ngăn cấm hai người đến với nhau do H không cùng tôn giáo với bà. Theo em, mẹ H đã vi phạm vào quyền bình đẳng nào của công dân? 

Câu 3: Chị B là người công giáo, chị muốn tham gia vào các cơ quan công quyền của Nhà nước nhưng lại ngại về việc chị là người công giáo không được phép tham gia. Theo em, nếu là người công giáo thì công dân có được tham gia vào các cơ quan công quyền của nhà nước không?

Câu 4: A là người dân tộc thiểu số, gia đình lại đông con, năm nay bố mẹ bắt A phải bỏ dở việc học để cùng bố mẹ lo chuyện nương rẫy. A không đồng ý, bố mẹ nói việc học với người dân tộc thì sẽ chẳng có kết quả gì tốt đẹp, cho dù có học giỏi đi chăng nữa thì cũng sẽ không có ai trọng dụng.  Theo em, suy nghĩ của bố mẹ A như vậy có đúng không?


Câu 1: 

Ý kiến của anh H em không đồng ý vì anh đã cho rằng vì có tôn giáo mới nên tình trạng vi phạm pháp luật mới gia tăng.

Nếu em được tham gia em sẽ phát biểu về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện trong thông tin là góp phần phát huy lòng yêu nước, thúc đẩy tình đoàn kết, gắn bó giữa đồng bào có tôn giáo và không có tôn giáo, là cơ sở tiền đề quan trọng để xây dụng khối đại đoàn kết dân tộc, tạo sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nên không thể hoàn toàn đổ lỗi lên tôn giáo mới như vật thể hiện không tôn trọng nhau giữa các tôn giáo.

Câu 2:

Mẹ của H đã vi phạm vào quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. Mẹ H không nên ngăn cấm chuyện tình cảm của con chỉ vì tôn giáo, Nhà nước ta đã quy định tất cả mọi người không phân biệt tôn giáo, dân tộc đều được hưởng các quyền và nghĩa vụ như nhau.

Câu 3: 

Pháp luật của Nhà nước Việt Nam quy định ai cũng có thể  tham gia vào cơ quan công quyền của Nhà nước nếu có đủ khả năng và các yêu cầu cần thiết, không phân biệt tầng lớp, tôn giáo.

Câu 4: 

Suy nghĩ của bố mẹ A là sai vì Nhà nước luôn khuyến khích trẻ em đến trường, quyền được tiếp cận với kiến thức là dành cho mỗi người, có kiến thức chúng ta mới có thể thay đổi được cuộc sống.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác