Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo.

  1. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Em hãy nêu một vài biểu hiện của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và tôn giáo.

Câu 2: Em hãy nêu ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? Chính sách của Đảng và pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? 

Câu 3: Những hành vi vi pham về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo sẽ bị xử lí như thế nào?

Câu 4: Em hãy cho biết ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc là gì? Các chính sách của Đảng và pháp luật liên quan đến quyền bình đẳng giữa các dân tộc?   

Câu 5: Theo em, mỗi công dân cần ngăn chặn như thế nào để đảm bỏa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thực hiện?   


Câu 1: 

Những hành vi thể hiện sự tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và tôn giáo:

+ Tìm hiểu về đa dạng các tín ngưỡng.

+ Giúp đỡ mọi người cùng vượt qua khó khăn, không phân biệt vùng miền, tôn giáo.

+ Không thực hiện các hành vi gây chia rẽ, ảnh hưởng đến sự đoàn kết của dân tộc.

+ Không kì thị màu da, giọng nói, nét đặc trưng riêng của các vùng miền dân tộc.

+ Giải thích cho mọi người cùng hiểu về các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

Câu 2:

* Ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo:

- Đồng bào mỗi tôn giáo là một bộ phân không thể tách rời của toàn dân tộc.

- Là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc, tạo thành sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc ta.

* Các chính sách:

- Nhà nước đảm bảo quyền hoạt động tín ngưỡng tôn giáo theo quy định của pháp luật.

- Nhà nước thừa nhận và đảm bảo cho công dân có hoặc không có tôn giáo được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân.

- Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo cùng xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

- Nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo, lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo để hoạt động trái pháp luật.

Câu 3:

Hành vi vu phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (như kì thị, chia rẽ dân tộc, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật,…) tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người thực hiện hành vi vi  phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định.

Câu 4: 

* Ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc:

- Là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc. Không có bình đẳng thì không có đoàn kết thực sự.

- Là sức mạnh đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước, góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

* Các chính sách:

- Ghi nhận trong hiến pháp và các văn bản pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

- Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng đồng bào dân tộc.

- Nghiêm cấm mọi hành vi kì thị và chia rẽ dân tộc.

Câu 5: 

Mọi công dân cần tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau như: tôn trọng lễ hội, lễ nghi, nơi thờ tự của các tôn giáo, tín ngưỡng; không bài xích, chia rẽ, gây mất đoàn kết giữa những người có tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau,...; Khi tham gia các hoạt động tôn giáo phải tuân thủ các quy định của pháp luật.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác