Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Công dân 8 CD bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

4. VẬN DỤNG CAO (6 câu) 

Câu 1. Cho tình huống sau: Hàng cơm gần nhà chị Hoa có một cô bé làm thuê mới 14 tuổi những ngày nào cũng phải gánh thùng nước to, nặng quá sức mình và còn hay bị bà chủ đánh đập, chửi mắng.

  1. a) Bà chủ hàng cơm đã có những hành vi sai phạm gì?
  2. b) Nếu là người chứng kiến, em sẽ ứng xử như thế nào?

Câu 2: Chị P làm việc tại công xưởng của ông Y đã 4 tháng, ông Y hứa sẽ tăng lương nếu chị P làm tốt các công việc đã được giao. Chị P có nên đồng ý với điều khoản của ông Y theo cách thỏa thuận miệng như vậy không nếu có xảy ra điều gì không đúng với thỏa thuận thì chị P có thể dựa vào đâu để bảo vệ quyền lợi của mình?

Câu 3: Anh A một xưởng sản xuất kinh doanh, lực lượng lao động chính của nhà anh là các bạn trẻ thuộc lứa tuổi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi. Anh A nên căn cứ vào điều gì để có cách ứng xử, sử dụng lao động đúng đắn với lực lượng lao động nhà mình? 

Câu 4: C đang là sinh viên tại trường H, ngoài giờ học C có nửa ngày rảnh rỗi, C muốn tìm việc làm thêm ở công ti P, khi đọc mô tả công việc mà quản lí đưa cho, C cảm thấy mình có thể đáp ứng được với các yêu cầu mà công việc đề ra. Nhưng sau khi đi làm được 3 ngày, C nhận ra công việc không giống với những gì được đã đưa ra trong bản mô tả công việc, hầu hết những ngày đi làm C đều phải làm thêm giờ so với thời gian đã thỏa thuận khi phỏng vấn, phải làm các công việc không phải chuyên môn của mình, ngoài ra còn phải đảm nhận thêm các việc vặt vĩnh tại văn phòng. Theo em C nên làm gì để việc giải quyết tình hình hiện tại và có thể có nắm được các căn cứ cần thiết cho các công việc trong tương lai  C sẽ làm?

Câu 5. Ông P là chủ của một cửa hàng chuyên cung ứng vật liệu lao động. Ông P tuyển rất nhiều nhân viên trẻ tuổi hầu hết ở lứa tuổi đủ 15 đến 18 tuổi. Nhân viên chủ yếu làm các công việc chân tay nặng nhọc. Gần đây do có nhiều đơn hàng, ông P thường bắt các nhân viên phải tăng ca làm việc, thậm chí là các nhân viên có tuổi đời còn rất nhỏ phải làm 8 tiếng một ngày. Việc làm của ông P có vi phạm pháp luật không nếu có ông P sẽ phải thay đổi cách giao việc làm của mình như thế nào cho đúng?

Câu 6: N luôn có ước mơ trở thành một bác sĩ, sau khi tốt nghiệp THPT, N quyết tâm thi vào Đại học Y Hà Nội. Bố mẹ thì không muốn con gái vất vả, không đồng ý cho con theo ngành y nên đã can thiệp bắt N thi vào Đại học Sư phạm Hà Nội với lí do sau này có người nhà sẽ giúp đỡ N trong việc tìm kiếm việc làm khi tốt nghiệp. Bố mẹ N nói rằng nếu N không nghe theo sự sắp đặt của bố mẹ thì phải tự lo học phí cho những năm đi học, bố mẹ sẽ không tru cấp cho N ăn học. Theo em, hành động của bố mẹ N có đúng không?  N nên làm gì trong trường hợp này?

 

 


Câu 1. 

  1. a) Bà chủ hàng cơm đã có những sai phạm sau:

- Sử dụng trẻ dưới 15 tuổi vào làm việc.

- Bắt trẻ em làm những việc nặng nhọc, qua sức. 

- Ngược đãi người lao động.

  1. b) Nếu là người chứng kiến, em sẽ:

- Góp ý để bà chủ quán biết những vi phạm của người chủ quán. 

- Báo cho người có trách nhiệm biết nếu bà ta không sửa chữa những việc làm sai trái của mình.

Câu 2:

Để đảm bảo được quyền lợi của mình trong trường hợp này, chị P nên yêu cầu ông Y đưa ra một văn bản quy phạm về việc sẽ tăng lương cho chị, để làm căn cứ, phòng khi ông Y quên mất những gì đã trao đổi với chị P.  

Câu 3:

Đối với lực lượng lao động là người đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi Nhà nước quy định không được giao cho người lao động những việc làm sau:

  1. a) Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên.
  2. b) Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần hoặc chất gây nghiện khác.
  3. c) Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hoá chất, khí ga, chất nổ.
  4. d) Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc.

đ) Phá dỡ các công trình xây dựng.

  1. e) Nấu, thỗi, đúc, cán, dập, hàn kim loại.
  2. g) Lặn biển, đánh bắt thủy, hải sản xa bờ.
  3. h) Công việc khác gây tổn thương đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên. 

Câu 4:

- Đối với công việc hiện tại: nếu như công việc làm của C không giống với những thỏa thuận của bản thân với lãnh đạo ở thời điểm trước đó, việc làm thêm tại công ty có thể ảnh hưởng tới việc học; C có thể chia sẻ lại những thắc mắc này với cấp trên để có được giải đáp. Nếu trường hợp cấp trên không có được câu trả lời thỏa đáng để giải quyết được tình trạng, C có thể xin nghỉ việc tại chỗ làm đó do bản thân C còn đang trong thời gian thử việc, nếu thấy bản thân không đáp ứng được hoặc công việc quá khác xa với thỏa thuận ban đầu.

- Đối với các công việc trong tương lai: C nên đòi hỏi thêm các quy định bằng văn bản, như vậy C sẽ có các căn cứ rõ ràng về công việc mà mình đang làm và sẽ thuận tiện hơn nếu C có việc gì thắc mắc với công việc. 

Câu 5.

- Ông P có vi phạm các quy định của nhà nước: ép buộc lao động ở tuổi vị thành niên làm các công việc quá với sức lao động, bắt lao động thành niên làm quá số giờ cho phép. 

- Ông P nên thay đổi như sau: 

+ Giảm mức công việc nặng nhọc đối với các lao động thành niên đang làm việc trong xưởng. 

+ Không được bắt ép các em làm quá số giờ quy định của nhà nước (đối với lao động  chưa đủ tuổi vị thành niên là không được quá 4 tiếng 1 ngày).

Câu 6: 

- Hành động của bố mẹ N là đang can thiệp vào quyền được lựa chọn ngành nghề của con gái, điều này là không đúng tuy nhiên tất cả những suy nghĩ của bố mẹ N chỉ là muốn tốt cho N. 

- N nên tham khảo bạn bè những người đi trước nếu thấy năng lực của mình phù hợp với đam mê và ước mơ thì hãy cố gắng thuyết phục để bố mẹ hiểu và cho N được theo đuổi  ước mơ của mình. 


Bình luận

Giải bài tập những môn khác