Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 4: Sơn Đoòng - Thế giới chỉ có một

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Vẽ sơ đồ tóm tắt bố cục của văn bản. Bố cục ấy có mối quan hệ như thế nào với nhan đề của văn bản?

Câu 2: Phần văn bản “Sơn Đoòng – Đệ nhất kì quan” trình bày dữ liệu và thông tin theo (những) cách nào? Dựa vào đâu bạn có thể xác định được như vậy? Nhận xét về hiệu quả của (các) cách trình bày ấy trong văn bản.

Câu 3: 

- Tờ Thời báo New York đánh giá Sơn Đoòng là một trong những điểm đáng đến nhất thế giới.

- Chủ tịch Hội Cổ sinh – Địa tầng Việt Nam, Tạ Hoà Phương cho rằng: “Hình thức … có khả năng hồi phục”.

- Chuyên gia hang động, Hao-ot Lim-bo cũng cho rằng: [...] “Sơn Đoòng … người dân sở tại.”

=> Tác dụng: làm tăng độ tin cậy, minh bạch, cho phép người đọc theo dõi và tìm được nguồn trích dẫn.

Câu 4: Các đoạn văn nằm trong ô màu tím có nhiệm vụ gì trong văn bản?

Câu 5: Hãy liệt kê các số liệu cho thấy sự kì vĩ của hang Sơn Đoòng.


Câu 1: 

Bố cục văn bản:

Bố cục văn bản:

Bố cục có quan hệ trực tiếp với nhan đề. Bố cục giúp làm sáng tỏ vấn đề được nói tới trong nhan đề.

Câu 2:

- Phần văn bản này được trình bày theo một số cách:

+ Trình tự thời gian: Các thời điểm được đưa ra: 1990, 2008, 2009,…

+ Ý chính và nội dung chi tiết: Ta có thể nhận thấy điều này qua các ý nêu ở phần trả lời câu 1. Mỗi ý sẽ có các nội dung chi tiết bổ trợ cho ý đó. Ví dụ: ý Kích thước hang động, văn bản đã trình bày hàng loạt các số liệu về kích thước của hang.

- Hiệu quả của các cách trình bày này: Giúp người đọc dễ dàng theo dõi văn bản, hình thành được tiến trình lịch sử, tạo điều kiện cho người đọc hình dung, liên tưởng.

Câu 3: 

- Tờ Thời báo New York đánh giá Sơn Đoòng là một trong những điểm đáng đến nhất thế giới.

- Chủ tịch Hội Cổ sinh – Địa tầng Việt Nam, Tạ Hoà Phương cho rằng: “Hình thức … có khả năng hồi phục”.

- Chuyên gia hang động, Hao-ot Lim-bo cũng cho rằng: [...] “Sơn Đoòng … người dân sở tại.”

=> Tác dụng: làm tăng độ tin cậy, minh bạch, cho phép người đọc theo dõi và tìm được nguồn trích dẫn.

Câu 4: 

- Các đoạn văn này có nhiệm vụ cung cấp một số thông tin thêm, bổ sung cho văn bản chính. Ví dụ đoạn “Sơn Đoòng còn là … sau của hang…” bổ sung thêm các thông tin về động vật cho văn bản chính.

Câu 5: 

- Chiều dài nhánh chính của hang Sơn Đoòng là 4,45 km

- Khoảng cách tính từ nền lên tới trần hang bên trong, nơi cao nhất là 203 m.

- Từ đỉnh cao nhất của hố sụt xuống đến nền hang, khoảng cách lên tới 304 m.

- Nơi lòng hang rộng nhất, theo kích thước đo đạc là 147 m.

- Thể tích của toàn bộ hang Sơn Đoòng đạt tới 12,5 triệu mét khối.

- Trong hang, có những cột nhũ đá cao tới 70 m.

- “Bức tường” thạch nhũ khổng lồ cao xấp xỉ 100 m, chắn hết chiều rộng phía cuối hang và nối với hang chính bằng một hồ nước dài cỡ 500 m.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác