Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Lịch sử 7 Kết nối bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Chế độ quân điền là gì? Trình bày nội dung và tác dụng của chế độ quân điền ở Trung Quốc thời phong kiến nhà Đường?

Câu 2: Trong thời đại phong kiến Trung Quốc, nhà nước nào đã có công thống nhất lại Trung Quốc sau hơn nửa thế kỉ loạn lạc? Diện mạo của Trung Quốc dưới sự cai trị của nhà nước này thể hiện như thế nào?

Câu 3: Nhà Minh thành lập vào thời gian nào? Do ai thành lập? Trung Quốc dưới thời Minh phát triển như thế nào?Câu 4: Trình bày chính sách đối nội, đối ngoại và nguyên nhân khiến nhà Thanh suy sụp?

Câu 5: Nhà Thanh đã thi hành chính sách áp bức dân tộc dẫn đến sự suy sụp của chế độ phong kiến?


Câu 1: 

- Chế độ quân điền là lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang đem chia cho nông dân.

- Nội dung của chế độ quân điền:

+ Nhà nước đem ruộng đất do mình trực tiếp quản lí chia cho nông dân cày cấy.

+ Các quan lại, tùy theo chức vụ cao thấp, được cấp ruộng đất làm bổng lộc.

+ Ruộng trồng lúa, người làm thuê đến 60 tuổi phải trả lại cho nhà nước; ruộng trồng dâu được cha truyền con nối

- Tác dụng:

+ Nông dân yên tâm sản xuất.

+ Thực hiện nghĩa vụ cho nhà nước.

+ Hạn chế phong trào đấu tranh của nông dân.

Câu 2:

- Nhà Tống đã có công thống nhất lại Trung Quốc sau hơn nửa thế kỉ loạn lạc.

- Diện mạo của Trung Quốc dưới sự cai trị của nhà Tống:

+ Nhà Tống thống nhất lại Trung Quốc sau hơn nửa thế kỉ loạn lạc và thi hành một số chính sách nhằm ổn định đất nước...

+ Nhà Tống có nhiều phát minh quan trọng như: la bàn, thuốc súng, làm giấy, nghề in,...

Câu 3: 

- Nhà Minh thành lập vào năm 1368 do Chu Nguyên Chương thành lập

- Trung Quốc dưới thời nhà Minh:

  • Sự phát triển kinh tế: Từ thế kỉ XVI đã xuất hiện mầm mống kinh tế chủ nghĩa tư bản:

- Thủ công nghiệp: xuất hiện công trường thủ công, quan hệ chủ – người làm thuê.

- Thương nghiệp phát triển, thành thị mở rộng và phồn thịnh.

  • Về chính trị:

- Bộ máy nhà nước phong kiến ngày càng tập quyền. Quyền lực ngày càng tập trung trong tay nhà vua.

- Mở rộng bành trướng ra bên ngoài, trong đó có sang xâm lược Đại Việt nhưng đã thất bại nặng nề.

- Cuối thời nhà Minh, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Lý Tự Thành làm cho nhà Minh sup đổ.

Câu 4: 

  • Chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Thanh

- Đối nội: Áp bức dân tộc, mua chuộc địa chủ người Hán.

- Đối ngoại: Thi hành chính sách “bế quan tỏa cảng”

  • Nguyên nhân Nhà Thanh suy sụp:

- Cuối thời nhà Thanh các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi đã làm cho nhà Thanh suy yếu dần.

- Các nước phương Tây xâu xé Trung Quốc, dẫn đến sự suy sụp chế độ phong kiến nhà Thanh vào năm 1911.

Câu 5: 

- Nhà Thanh đã thi hành chính sách áp bức dân tộc dẫn đến sự suy sụp của chế độ phong kiến:

+ Cũng giống như triều Nguyên trước đây, nhà Thanh thi hành chính sách áp bức dân tộc. Giai cấp thống trị Thanh buộc người Trung Quốc phải theo phong tục của người Mãn từ y phục đến đầu tóc.

+ Mặc dầu các hoàng đế Thanh dùng các biện pháp vỗ về, mua chuộc giai cấp địa chủ người Hán, giảm nhẹ tô thuế cho nông dân, khuyến khích khẩn hoang nhưng không thể làm cho mâu thuẫn dân tộc dịu đi.

+ Những chính sách áp bức dân tộc đó làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân ở khắp nơi làm cho chính quyền nhà Thanh suy yếu.

+ Lợi dụng cơ hội này, tư bản phương Tây đua nhau dòm ngó, xâm lược Trung Quốc. Từ đó dẫn đến sự suy sụp của chế độ phong kiến Trung Quốc.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác