Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Lịch sử 7 Kết nối bài 17: Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527)
II. THÔNG HIỂU
Câu 1: Trình bày tổ chức quân đội thời Lê Sơ.
Câu 2: Thời vua Lê Tháng Tông bộ luật hoàn chỉnh nào đã được ban hành? Nêu nội dung của bộ luật.
Câu 3: Em có nhận xét gì về chính sách đối nội của thời Lê Sơ?
Câu 4: Để khuyến khích phát triển nông nghiệp, thời Lê sơ đã thi hành những chính sách, biện pháp gì?
Câu 5: Hãy cho biết tình hình thủ công nghiệp, thương nghiệp của Đại Việt thời Lê Sơ?
Câu 1:
- Thời Lê sơ xây dựng quân đội mạnh, tiếp tục thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”
- Quân đội có hai bộ phận: quân ở triều đình và quân địa phương, bao gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh, kỵ binh.
- Việc luyện tập quân đội được tổ chức đều dặn hằng năm. Các vùng biên giới dược phòng vệ vững chắc.
Câu 2:
- Thời vua Lê Thánh Tông, một bộ luật hoàn chỉnh được ban hành là Luật Hồng Đức hay Quốc triều hình luật với nội dung:
+ Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc.
+ Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị.
+ Bảo vệ chủ quyền quốc gia.
+ Khuyến khích phát triển kinh tế.
+ Giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
+ Bảo vệ phụ nữ.
Câu 3:
- Thời Lê Sơ thực hiện chính sách kiên quyết giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia như mở rộng biên giới về phía nam.
- Năm 1471, biên giới Đại Việt đã mở rộng đến khu vực tỉnh Phú Yên ngày nay.
Câu 4:
- Để khuyến khích phát triển nông nghiệp, thời Lê sơ đã:
+ Đặt ra các quan chuyên trách như Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ để trông coi sản xuất nông nghiệp.
+ Đặt phép quân điền, định kì chia đều ruộng công làng xã. Nhờ đó, nông dân phấn khởi sản xuất, hãng hải lao động.
+ Nhà nước cấm để ruộng hoang, đẩy mạnh việc khẩn hoang và lập đồn điền nhằm khai thác tối đa diện tích canh tác.
+ Nhà nước cho tiến hành công tác thủy lợi khẩn trương như: khơi kênh, đào sông, đắp đê, bảo vệ công trình thủy lợi.
+ Nhờ những biện pháp trên nên đã động viên sức lao động của nông dân, từ đó năng suất lao động tăng lên, đời sống nhân dân no đủ.
Câu 5:
Thủ công nghiệp | Thương nghiệp |
- Phát triển nhiều ngành nghề thủ công truyền thống ở làng xã, kinh đô Thăng Long. - Nhiều làng nghề thủ công chuyên nghiệp ra đời. | – Trong nước: khuyến khích lập chợ, họp chợ. - Ngoại thương: buôn bán với nước ngoài được duy trì, tuy nhiên được kiểm soát chặt chẽ. |
Bình luận