Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Lịch sử 7 Kết nối bài 10: Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê (968-1009)

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Những việc làm nào của Đinh Tiên Hoàng là sự khẳng định cao hơn vị thế độc lập Đại Cồ Việt?

Câu 2: Trình bày hoàn cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống (năm 981)

Câu 3: Cuộc kháng chiến chống Tống diễn ra như thế nào?

Câu 4: Theo em, cuộc kháng chiến chống Tống (năm 981) có ý nghĩa lịch sử gì?

Câu 5: Ai là người lập ra nhà Tiền Lê? Chính quyền nhà nước Tiền Lê được tổ chức như thế nào?


Câu 1:

- Chính quyền thời Đinh được kiện toàn thêm một bước:

+ Ở trung ương, đứng đầu là hoàng đế có quyền lực cao nhất, giúp việc có Ban Văn, Ban Võ và cao tăng.

+ Ở địa phương, chính quyền địa phương gồm các cấp: đạo (châu), giáp, xã.

- Nhà vua phong vương cho các hoàng tử, cử các tướng lĩnh thân cận: Đinh Điền, Lê Hoàn, Phạm Hạp... nắm giữ các chức vụ chủ chốt. Ông cho xây cung điện, đúc tiền để lưu hành trong nước.

- Về luật pháp, nhà Đinh dùng luật lệ để xử rất nghiêm những người bị tội nặng.

-Vê quân đội, nhà Đinh tổ chức quân đội gồm 10 đạo với hai bộ phận:

+ Cấm quân: Bảo vệ vua và kinh thành.

+ Quân địa phương: Đóng tại các lộ, luân phiên nhau vừa tập luyện, vừa làm ruộng.

- Về đối ngoại, nhà Đinh sai sứ sang giao lưu với nhà Tống.

Câu 2: 

- Hoàn cảnh lịch sử:

+ Cuối năm 979, nội bộ nhà Đinh lục dục: Đinh Tiên Hoàng và con trai trưởng là Đinh Liễn bị ám sát. Con trai thứ là Đinh Toàn mới 6 tuổi lên nối ngôi.

+ Lúc này, Lê Hoàn được cử làm phụ chính. Nhân cơ hội đó, năm 980 được tin triều đình nhà Đinh gặp khó khăn, vua Tống cử quân sang xâm lược nước ta.

+ Trước tình hình đó Thái hậu họ Dương và triều đình nhà Đinh đã tôn Lê Hoàn làm vua để lãnh đạo kháng chiến.

Câu 3: 

- Diễn biến:

+ Đầu năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo làm tổng chỉ huy, theo hai đường thủy, bộ tiến đánh Đại Cồ Việt.

+ Lê Hoàn trực tiếp tổ chức, lãnh đạo kháng chiến. Nhiều trận chiến đã diễn ra ở Lục Đầu Giang Bạch Đằng, Tây Kết,... khiến quân giặc bị tổn thất nặng nề. Tướng Hầu Nhân Bảo bị tử trận. Quân Tống đại bại, buộc phải rút về nước.

Câu 4: 

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Biểu hiện ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của dân tộc.

+ Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

+ Chứng tỏ bước phát triển mới của quốc gia Đại Cổ Việt.

Câu 5: 

- Lê Hoàn lập nên nhà Tiền Lê, đổi niên hiệu là Thiên Phúc, tiếp tục công cuộc xây dựng quốc gia độc lập.

- Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê:

+ Để giữ vững nền thống trị, bảo vệ sự thống nhất đất nước, chính quyền thời Tiền Lê tiếp tục xây dựng một chính quyền khá hoàn chỉnh

+ Chính quyền trung ương do vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành về quân sự và dân sự.

+ Giúp vua bàn việc nước có Thái sư (quan đứng đầu triều đình) và Đại sư (nhà sư có danh tiếng).

+ Dưới vua có các quan văn, quan võ.

+ Các con vua được phong vương và trấn giữ các vùng hiểm yếu. địa phương, cả nước được chia thành 10 lộ, giao cho các tướng hay con cháu cai quản. Đến năm 1002, vua cho đổi đạo thành lộ, phủ, châu rồi đến giáp. Đơn vị cơ sở là xã. Các quan lại địa phương chưa được sắp xếp đầy đủ.

+ Quân đội được thành lập bao gồm 10 đạo và 2 bộ phận: cấm quân (bảo vệ vua và kinh thành) và quân đóng tại các địa phương.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác