Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Lịch sử 7 Chân trời bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Sự tan rã của đế quốc Sác-lơ-ma-nhơ và sự thành lập các quốc gia phong kiến Pháp, Đức, I-ta-li-a như thế nào?

Câu 2: Em hãy cho biết quá trình phong kiến hóa của Vương quốc Phơ-răng diễn ra như thế nào?

Câu 3: Hãy mô tả đời sống của các lãnh chúa phong kiến và nông nô trong các lãnh địa.

Câu 4: Sự kiện lịch sử nào ở Tây Âu làm phá vỡ nền kinh tế của các lãnh địa phong kiến?

Câu 5: Nguyên nhân dẫn đến sự phá vỡ nền kinh tế của các lãnh địa phong kiến?


Câu 1: 

- Thời kì Sác-lơ-ma-nhơ, do lãnh thổ Vương quốc Phơ-răng rộng lớn, nên nhiều yếu tố phong kiến phân tản xuất hiện, tại các địa phương lãnh chúa không thi hành mệnh lệnh của nhà vua.

- Sau khi Sác-lơ-ma-nhơ chết, Vương quốc Phơ-răng chia thành ba quốc gia: Pháp, Đức, I-ta-li-a. Chế độ phong kiến phân quyền được xác lập. Trên thực tế vua chỉ còn là một lãnh chúa với quyền hạn thu hẹp trong lãnh địa của mình.

Câu 2: 

- Sau khi xâm chiếm đế quốc La Mã rộng lớn làm cho đế quốc La Mã bị diệt vong, người Giéc-man đã thành lập nhiều vương quốc mới như: Vương quốc của người Ăng-glỗ Xắc-xông, Vương quốc Phơ-răng, Vương quốc Tây Gốt, Vương quốc Đông Gốt,... Trong đó, Vương quốc Phơ-răng qua các cuộc chiến tranh chinh phục của hoàng để Sác-lơ-ma-nhơ đã trở thành đế quốc rộng lớn, tồn tại lâu dài và giữ vai trò quan trọng trong lịch sử Tây Âu thời trung đại.

- Quá trình phong kiến hóa diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc ở Vương quốc Phơ-răng với sự hình thành của các giai cấp mới: lãnh chúa phong kiến và nông nô.

+ Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những quý tộc thị tộc người Giéc-man được phong tước vị, chiếm được nhiều ruộng đất của chủ nô La Mã. Và những quý tộc quy phục chính quyền mới được giữ lại ruộng đất.

+ Nông nô được hình thành từ những nô lệ được giải phóng và nông dân tự do mất ruộng đất phải phụ thuộc vào các lãnh chúa phong kiến.

Câu 3: 

- Đời sống của các lãnh chúa phong kiến:

+ Trong các lãnh địa, lãnh chúa phong kiến không lao động sản xuất, họ sống bằng việc bóc lột sức lao động của nông nô. Lãnh chúa có cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa và trụy lạc.

+ Nghề nghiệp chính của họ là chiến đấu, vì vậy từ nhỏ con em quý tộc chỉ học tập quân sự như phi ngựa, đấu kiếm, dâm lao...

+ Họ không quan tâm đến học văn hóa để mở rộng trí tuệ nên số đông trong bọn họ rất thô lỗ, dốt nát, thậm chí không biết chữ.

+ Thời bình, quanh năm họ tổ chức tiệc tùng linh đình, tổ chức vũ hội, săn bắn, đua ngựa và thi đấu võ... Không những thế, họ còn đối xử rất tàn nhẫn với nông nô.

- Đời sống của nông nô:

+ Trong các lãnh địa phong kiến, nông nô là người sản xuất chính nuôi sống lãnh địa. Nhưng đời sống của họ vô cùng khốn khổ.

+ Nông nô bị phụ thuộc thân thể vào lãnh chúa phong kiến. Họ không được tự ý bỏ di khỏi lãnh địa.

+ Lãnh chúa phong kiến đặt ra nhiều thứ thuế để bóc lột nông nô như thuế thân, thuế cưới xin, thuế thừa kế tài sản,...

+ Người nông nô làm quần quật quanh năm mà không đủ ăn. Họ sống trong những túp lều tồi tàn, bẩn thỉu. Họ bị đói kém bệnh tật, bị đòn roi của bọn lãnh chúa phong kiến hằng ngày.

Câu 4:

- Nền kinh tế của các lãnh địa phong kiến bị phá vỡ do sự xuất hiện các thành thị ở Tây Âu thời trung đại.

+ Khi thành thị ra đời ở Tây Âu thời trung đại làm cho nền kinh tế tự cấp tự túc trong các lãnh địa phong kiến lần lượt bị phá vỡ, nhường chỗ cho nền kinh tế hàng hóa phát triển.

+ Thành thị ra đời góp phần dẫn đến giải thể chế độ nông nô trong các lãnh địa phong kiến. Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền.

Câu 5: 

Nguyên nhân:

- Cuối thế kỉ XI, do thủ công nghiệp phát triển, hàng hóa sản xuất ngày càng nhiều đã thúc đẩy nhu cầu trao đổi.

- Một số thợ thủ công tìm cách thoát khỏi lãnh địa phong kiến. Họ đến những nơi đông người qua lại để lập xưởng sản xuất và bán hàng hóa. Từ đó, các thị trấn xuất hiện, sau đó trở thành các thành phố, gọi là thành thị trung đại.

- Có những thành thị do lãnh chúa lập ra hoặc được phục hồi từ các thành thị cổ đại.

- Tính chất của thành thị Tây Âu thời trung đại là có sự giao thương với bên ngoài, góp phần phát triển kinh tế.

- Kinh tế thành thị không chịu gò bó như kinh tế tự cung tự cấp của các lãnh địa phong kiến. Vì vậy, khi thành thị ra đời tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển, phá vỡ kinh tế lãnh địa.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác